Ngày 21 tháng 11 năm 2024 - 18:36:28 | | |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Cần có một chính sách đặc thù trong phát triển sản xuất, đào tạo nghề dành cho đồng bào dân tộc Khmer Đăng ngày: 02/10/2007
Trong những năm qua, sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và chính quyền thông qua các chương trình, dự án như: Chương trình 135, Chương trình 134, Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình xây dựng nhà tình thương, dự án phát triển sản xuất..., nhờ đó cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc ngày càng đổi mới, đời sống từng bước được cải thiện, số hộ khá tăng, số hộ nghèo giảm và không còn hộ đói. Trong số 175.786 người là đồng bào dân tộc thiểu số, có 3.924 người là dân tộc Khmer chiếm 0,17% so với số dân trên toàn tỉnh. Trong đó tỷ lệ hộ giàu là 1,9%, hộ khá là 9,4%, hộ trung bình là 48,1% và hộ nghèo là 40,5% . Do sống xen kẽ với các đồng bào dân tộc khác trong cộng đồng nên việc tiếp cận và học tập được những phương pháp làm ăn mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có phần dễ dàng hơn, đời sống đồng bào dân tộc Khmer tạm ổn định, hiện tượng du canh du cư đã giảm và có chiều hướng chấm dứt. Đồng bào dân tộc Khmer chủ yếu sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, số ít sống bằng nghề buôn bán, công nhân, làm thuê nhưng do dân số đồng bào Khmer ít, sống xen kẽ, rải rác nên rất khó khăn trong việc khôi phục ngành nghề truyền thống như nghề nhuộm vải và lụa, nghề chế tạo các nông cụ dùng trong sản xuất nông nghiệp... Điều đáng quan tâm là trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ học sinh bỏ học rất cao so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Mặc dù đã được tỉnh tạo mọi điều kiện để con em đồng bào Khmer có điều kiện đến trường nhưng có nghịch lý xảy ra càng học lên cao thì số lượng con em đồng bào Khmer đến trường càng giảm. Hiện tỉnh có 2 trường phổ thông dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số là : Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú-Định Quán. Ngoài ra, còn có các trường liên kết đào tạo cho con em đồng bào dân tộc thiểu số như : Trường Cao đẳng dạy nghề số 8, Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai, Trường Trung học Văn hóa Nghệ Thuật. Số lượng con em đồng bào dân tộc Khmer tham gia học tập trong năm học 2006-2007 như sau : số em theo học tại các trường phổ thông là 537 em (trong đó cấp 1 : 345 em; cấp 2 : 153 em; cấp 3 : 39 em); số lượng học sinh, sinh viên đang học ở các trường học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là 33 học viên, sinh viên (trong đó học nghề : 15 em; trung học chuyên nghiệp : 09 học viên; đại học : 09 sinh viên). Nguyên nhân của tình trạng trên là vì đời sống đồng bào còn gặp nhiều khó khăn do đó vẫn chưa xem trọng việc học tập của con em mình, đáng kể là số học sinh cấp III chiếm tỷ lệ rất thấp.
Tuy kết quả đạt được trong công tác thực hiện chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh rất phấn khởi nhưng đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer vẫn ở mức cao (40,5%) và cũng do điều kiện sinh sống của đồng bào dân tộc Khmer sống xen kẽ, rải rác vì vậy, tỉnh cần xây dựng một chính sách đặc thù để áp dụng phát triển sản xuất, đào tạo nghề dành cho đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó có những đề án nâng cao năng lực sản xuất, đặc biệt cần quan tâm đến việc khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer để từng bước phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống của đồng bào và tiến tới giảm nghèo bền vững.
Thu Hương
|
|
|