Qua
thảo luận đã có 11 đại biểu HĐND tỉnh và 03 đại biểu khách mời đại diện các sở,
ngành, địa phương phát biểu về các nội dung trình ra kỳ họp và các vấn đề kinh tế,
xã hội tại các địa bàn trong tỉnh, trong đó, tậm trung một số nội dung sau:
Về lĩnh vực kinh tế - ngân sách
Theo các đại biểu, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu
năm còn thấp, trên 28.801,7 tỷ đồng, đạt 47% so với dự toán và bằng 81%
so với cùng kỳ. Do đó, trong 6 tháng cuối năm, để hoàn thành chỉ tiêu kế
hoạch đề ra, phải có sự nỗ lực lớn trong chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. Đồng
thời, kết
quả giải ngân vốn đầu tư công khá thấp (tính đến ngân đến 21/6/2023 là 1.950,382
tỷ đồng đạt 15,05% kế hoạch) vì vậy để hoàn thành chỉ tiêu vào cuối năm là rất
khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu do vướng ở công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
chậm; việc thực hiện quy chuẩn theo quy định tại Thông tư số 06/2022/TT-BXD
ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng về QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về An toàn cháy cho nhà và công trình; việc phân cấp áp giá đền bù... Để giải
ngân vốn đạt hiệu quả, đề nghị UBND tỉnh, các sở ngành quan tâm hỗ trợ các địa
phương, vì phần lớn các quy trình, hồ sơ thủ tục chậm ở cấp tỉnh. Đối với các
dự án đã có nguồn, đại biểu đề nghị các ngành tham mưu UBDN tỉnh đẩy nhanh giảii
ngân vốn đầu tư công.
Tổ trưởng Cụm tổ số 04 Trần Hữu Hạnh phát biểu tại buổi thảo luận
Tiến độ thực hiện quy
hoạch giao thông rất là chậm. Đồng Nai là một trong những tỉnh nộp ngân sách
rất lớn, nhưng đầu tư giao thông chậm. Tuyến đường ĐT769 đường rất hẹp, người
dân mua bán lấn chiếm lòng đường, cản trở giao thông; các biển quảng cáo che
lấp tầm nhìn; xe chở vật tư vào sân bay Long Thành rất nhiều. Đại biểu kiến
nghị, trong tình hình khó khăn về nguồn vốn, tỉnh có thể triển khai các giải
pháp đầu tư từng đoạn đối với những vị trí đông dân cư, thường xuyên kẹt xe, để
giải quyết vấn đề giao thông trước mắt.
Công tác quy hoạch còn
nhiều bất cập, hiện nay, dọc các tuyến đường phần lớn được quy hoạch đất ở, nên
khi cần mở rộng đường khặp rất nhiều khó khăn trong việc đền bù, giải phóng mặt
bằng và quản lý an toàn giao thông. Đề nghị nên quy hoạch khu, cụm dân cư riêng
biệt.
Theo quy định, phải có
khu tái định cư, di dân rồi mới thực hiện triển khai dự án. Tuy nhiên, thực tế
ở một số địa phương chưa thực hiện bồi thường, tái định cư đã triển khai dự án,
ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân và tiến độ thực hiện dự án.
Đại biểu HĐND tỉnh Trần Huy Du phát biểu tại buổi thảo luận
Hiện nay, khu vực cầu
vượt Dầy Giây có nhiều rác thải, vào mùa khô cây hai bên đường bị chết, đường
điện lúc sáng, lúc tắt, khi trời mưa nước trên cầu bị ứ đọng… Tỉnh cần kiến
nghị chủ đầu tư sớm bàn giao công trình cầu vượt Giàu Dây cho địa phương quản
lý để đảm bảo công tác duy tu, sửa chữa, vệ sinh.
Lĩnh vực
văn hóa - xã hội
Tỉnh Đồng Nai có nhiều cảnh đẹp, vườn cây ăn trái, di
tích lịch sử; chưa thu hút được nhiều hoạt động đầu tư du lịch; nhìn tổng thể
du lịch tỉnh phát triển rất chậm, chưa thấy điểm sáng ngành du lịch. Kiến nghị
phải có giải pháp thu hút nhà đầu tư tiềm năng, mô hình thu hút khách du lịch,
quan tâm hỗ trợ cho các địa phương khi có dự án du lịch.
Tình hình nợ BHXH, BHTN, BHYT hiện là 765,8 tỷ đồng, chiếm 2,89% tổng
số phải thu (tăng 92,8 tỷ đồng, tăng 0,09% tổng số phải thu so với cùng kỳ năm
2022). Hiện nay, Bộ Luật hình sự đã quy định tội danh này nhưng trên toàn quốc
chưa áp dụng; hiện chưa có sự thống nhất giữa cơ quan BHXH và Công an; bên cạnh
đó còn chịu sự tác động của môi trường đầu tư nên việc xử lý các doanh nghiệp
nợ BHXH còn gặp khó khăn.
Công tác triển khai đấu
thầu mua thuốc, vật tư y tế vướng khó từ Trung ương, kể cả vaccin cho trẻ em,
phụ nữ mang thai. Phải có giải pháp giải quyết vấn đề đấu thầu, để đảm bảo chất
lượng khám chữa bệnh, đặc biệt là khám, chữa bệnh BHYT. Tỷ lệ trạm y tế có bác
sĩ khám chữa bệnh còn hạn chế, do còn hạn chế về nhân lực y tế.
Đại biểu HĐND tỉnh Thổ Út tham gia thảo luận
Theo đại biểu, kết qủa thực hiện còn chậm
do nhận thức chưa đầy đủ; hạ tầng chưa được quy hoạch, đầu tư đồng bộ, đặc biệt
là hạ tầng kinh tế số, xã hội số; thiếu nhân lực; bên cạnh đó cần quan tâm vấn
đề an toàn thông tin mạng. Sắp tới, cần mời các chuyên gia đầu ngành về chuyển
đổi số để tập huấn cho lãnh đạo chủ chốt; tổ chức tham quan mô hình chuyển đổi
số ở các tỉnh, thành và các doanh nghiệp đã triển khai có hiệu quả.
Theo đại biểu, cử tri phản ánh, hiện
nay chương trình giáo dục mới với nhiều bộ sách, sách học xong không để lại cho
lớp sau được. Đề nghị có kiến nghị nên sử dụng chung một bộ sách và dùng được
nhiều lần để giảm bớt chi phí.
Theo số liệu thống kê, ước tính đến
ngày 30/6/2023, số người tham gia BHXH bắt buộc là 774.500 người, giảm 35.107
người so với cuối năm 2022 (809.683 người). Trong 6 tháng đầu năm, số người hưởng
BHXH một lần là 28.530 người (tăng 14,6% so cùng kỳ). Nguyên nhân do các doanh
nghiệp thiếu đơn hàng, gặp khó khăn trong sản xuất nên phải cho lao động ngưng
việc, nghỉ việc. Cần phải có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp (như
đã nêu trên lĩnh vực kinh tế), đồng thời, bên cạnh chính sách hỗ trợ của tỉnh,
kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho người lao động bị mất việc, giảm
giờ làm.
Về an ninh – trật tự
Số vụ phạm pháp hình sự còn diễn biến
phức tạp, tăng 128 vụ (23,52%)
so với cùng kỳ năm 2022; tội phạm lừa
đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra ở hầu hết các địa phương. Đại biểu đề nghị, ngoài
các biện pháp nghiệp vụ, cần đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, định hướng cho các cơ quan báo chí của tỉnh bên
cạnh đăng tin sự kiện, cần phân tích sâu hơn về hậu quả pháp lý để người dân
biết và răn đe.
Tình hình tai nạn giao thông tăng ở cả 3 tiêu chí.
Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp để kéo giảm tai nạn
giao thông một cách bền vững bằng các giải pháp như: công tác tuyên truyền, hạ
tầng giao thông, xử lý điểm đen, kiểm soát giao thông.
Đức Thể