Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 14 tháng 07-2005

Công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách-có nên xã hội hóa hay không?

Đăng ngày: 11/01/2006
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của nhân dân thông qua các chính sách về kinh tế-xã hội. Điển hình vào ngày 06/9/1997 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 764/QĐ-TTg về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách.

     Hoạt động này không những được nhân dân hoan nghênh và đồng tình ủng hộ mà còn được nhiều tổ chức phi chính phủ của nước ngoài quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về vật chất và chuyên môn. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc xã hội hóa hoạt động này, chủ yếu vào hai quan điểm chính sau: Thứ nhất, nên xã hội hóa toàn bộ hoạt động này, Nhà nước chỉ làm công tác quản lý chứ không nên trực tiếp tham gia. Thứ hai, xã hội hóa ở mức độ phù hợp và Nhà nước phải trực tiếp tham gia quản lý.

     Nếu  xét về điều kiện thực tế thì chúng ta nên chọn quan điểm thứ hai, bởi vì phần lớn người nghèo và đối tượng chính sách đều gặp khó khăn về kinh tế, nên khi gặp phải những vướng mắc liên quan đến pháp luật thì họ không có điều kiện để thuê Luật sư hoặc các tổ chức có thu tiền để bảo vệ quyền lợi cho họ- dẫn đến phần thiệt thòi sẽ thuộc về họ.

     Các trung tâm trợ giúp pháp lý miễn phí trong thời gian qua đều do Sở Tư pháp quản lý và chỉ đạo thực hiện, đến nay thì hoạt động này đã được mở rộng ra tất cả các tổ chức chính trị-xã hội-, xã hội-nghề nghiệp, cụ thể như: Hội Luật gia, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…và trong thời gian tới sẽ được triển khai đến các địa phương tạo thành một sức mạnh tổng hợp trong việc trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Xã hội hóa công tác trợ giúp pháp lý miễn phí trong thời điểm này là hết sức cần thiết, tất nhiên không nên mở rộng tràn lan, mà cần tập trung vào việc nâng cao về chất lượng công việc trợ giúp pháp lý. Thiết nghĩ, cùng với việc Nhà nước tham gia quản lý công tác này, thay vì có quá nhiều tổ chức ( mà đôi khi không đủ năng lực và điều kiện) tham gia, cần có một tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp đủ năng lực và điều kiện làm “ đầu mối “ chính để thực hiện chủ trương xã hội hóa, đó là Hội Luật gia.

     Tuy nhiên, Nhà nước vẫn phải trực tiếp tham gia quản lý, bởi nền kinh tế hiện nay là kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngoài những mặt tích cực nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội thì cũng xuất hiện những tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội của đất nước, cụ thể như việc phân hóa giàu nghèo , tỷ lệ thất nghiệp biến động… Nhà nước ta là Nhà nước của dân, vì vậy việc tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với công bằng xã hội, do đó phải có những biện pháp , chính sách cụ thể để hạn chế ở mức thấp nhất những tiêu cực do nền kinh tế thị trường mang lại. Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách là một trong những biện pháp nhằm mục đích ấy.

     Như chúng ta đã biết, hoạt động này đã và đang được sự quan tâm của nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài, nhưng sẽ làm nảy sinh những vấn đề nhạy cảm đòi hỏi phải có sự tham gia quản lý trực tiếp của Nhà nước, nếu không sẽ dẫn đến sự lệch hướng về tổ chức cũng như hoạt động của tổ chức này.

Đây là một tổ chức hoàn toàn không có thu, vì vậy theo tôi, xã hội hóa toàn bộ hoạt động này là phù hợp với thực tiễn và điều kiện của đất nước ta hiện nay.

Luật gia Lê Quang Kiệm

Thường trực Trung tâm TVPL HLG ĐN.