|
Hoa cà phê nở trên mảnh đất Đồng Nai trù phú |
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, thời kỳ 1976-1980 tỉnh Đồng Nai đã điều động được 20.166 hộ với 45.078 lao động và 107.750 nhân khẩu bao gồm cả số lượng đi nội tỉnh và nhận lao đong từ ngoại tỉnh. Bước sang thời kỳ 1981-1989 đã điều động được 20.521 hộ với 53.357 lao động và 106.001 nhân khẩu. Thời kỳ 1991 đến nay đã ổn định và sắp xếp lại dân cư cho 23.966 hộ và 111.519 nhân khẩu để phục vụ cho các dự án kinh tế mới của tỉnh, dự án ổn định dân cư tự do, di dân ngoài vùng dự án…
Từ năm 1990 đến nay, do số lượng dân di cư tự do đến Đồng Nai quá nhiều, đã vượt quá khả năng của Đồng Nai nên tỉnh chủ trương tạm thời chưa tiếp nhận dân ngoại tỉnh theo kế hoạch mà chủ yếu là ổn định, sắp xếp số dân hiện có. Nhưng trên thực tế trong thời kỳ 1990-2000 tình hình di dân tự do vấn tiếp diễn với quy mô và mức độ gay gắt với 53.348 hộ với 211.699 khẩu. Đây là một thực trạng mà Đồng Nai phải tiếp tục giải quyết nhằm từng bước ổn định tình hình sản xuất và đời sống cho số dân này để sớm hòa nhập vào cộng đồng dân cư ở địa phương.
Xét về tình hình đất đai , theo số liệu điều tra mới nhất ( năm 2005) thì tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Đồng Nai là 590.215 héc ta, gồm ba nhóm chính: nhóm đất nông nghiệp chiếm diện tích 478.552 héc ta, nhóm đất phi nông nghiệp với diện tích 109.323 héc ta và nhóm đất chưa sử dụng ( gồm đất đồng bằng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đã không có cây rừng) chiếm 990 héc ta.
Như vậy, đến nay Đồng Nai còn 2.388 héc ta đất chưa sử dụng, chiếm 0,4% so với diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó có khả năng đưa vào sử dụng 1.456 héc ta.Tuy nhiên diện tích này lại phân bố phân tán rải rác khắp nơi, rất khó cho việc bố trí đất sản xuất, không có khả năng xây dựng các dự án lớn mang tính tập trung, hơn nữa việc khai thác diện tích đất này cần một lượng kinh phí rất lớn.
Về kết quả của quá trình di dân tại tỉnh, trong thời gian từ 1991 đến nay, trên các vùng kinh tế mới đã khai hoang, phục hóa được 5.342 héc ta và đã đưa vào sản xuất đồng thời để lại một diện tích hàng ngàn héc ta ở quê cũ của người dân di cư, tạo việc làm cho hơn 8.000 lao động trên vùng kinh tế mới và hàng ngàn lao động tại quê cũ, góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn, bước đầu tổ chức lại sản xuất, tạo thêm năng lực sản xuất cho các vùng kinh tế mới trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, sử dụng hợp lý nguồn lao động, góp phần khôi phục môi trường sinh thái, tạo nên những vùng chuyên canh mang tính sản xuất hàng hóa, xây dựng nông thôn mới, tăng cường sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
Trong tình hình hiện tại và phương hướng sắp tới, do không còn nhiều diện tích hoang hóa, tỉnh chỉ tập trung ổn định và sắp xếp lại dân cư tại các xã đặc biệt khó khăn, quan tâm đưa số dân đang sống trong các khu rừng, các khu vực thiên tai vào các vùng quy hoạch.
BBT