Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 96-T6-2013

Hoạt động giám sát công tác thi hành án của HĐND tỉnh góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày: 18/07/2013
​Sau hơn 20 năm đổi mới, cải cách nền kinh tế theo cơ chế thi trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa, đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu ấy thì mặt trái của cơ chế thị trường đã đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết: phân hóa xã hội giữa người giàu và người nghèo ngày càng rõ rệt; các tệ nạn xã hội có chiều hướng lan rộng; tội phạm ngày càng tinh vi, đa dạng, phức tạp; các tranh chấp trong dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn. 

​     Lượng án thụ lý và giải quyết ngày càng tăng theo hướng năm sau cao hơn năm trước rất nhiều và ngày càng đạng dạng, phức tạp, bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội. Vì vậy cần phải có sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan trong công tác thi hành án và cần sự tham gia hỗ trợ của các ngành, tạo điều kiện giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác thi hành án.

     Trong những năm qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm đến việc giám sát công tác thi hành án dân sự. Qua giám sát, khảo sát HĐND tỉnh Đồng Nai kiến nghị nhiều phương pháp để chỉ đạo, điều hành trong công tác thi hành án dân sự. Thông qua nhiều hình thức và phương pháp giám sát, như: thành lập đoàn giám sát của Thường trực HĐND, Ban Pháp chế HĐND tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh; xem xét báo cáo của UBND tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh tại kỳ họp HĐND tỉnh; chất vấn và trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh liên quan đến công tác thi hành án dân sự. Hoạt động giám sát đã từng bước được cải tiến và đổi mới đạt hiệu quả cao. Thông qua hoạt động giám sát, những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân được giải quyết kịp thời, giúp các cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương, tháo gỡ khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

     Qua hoạt động giám sát công tác thi hành án của HĐND tỉnh đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành án, như: HĐND tỉnh đã yêu cầu, kiến nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác thi hành án, tạo điều kiện để cơ quan thi hành án thực hiện tốt nhiệm vụ. Sự giám sát thường xuyên của HĐND tỉnh là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, công chức khác. Đó là động lực mạnh mẽ để các cơ quan thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao kết quả thi hành án.

     Trong thực tế, qua giám sát hoạt động thi hành án dân sự của HĐND tỉnh đã góp phần, tác động tăng lên kết quả thi hành án dân sự, ví dụ như: Tại Cục thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai, trong năm 2012 HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát 05 cuộc thì kết quả thi hành về giá trị đạt 73,09 %. Ngược lại năm 2011 tiến hành giám sát 03 cuộc thì kết quả thi hành án về giá trị đạt có 67,55 %. Năm 2010 chỉ tiến hành giám sát 03 cuộc thì kết quả thi hành án về giá trị giá trị chỉ đạt 61,13 %   

     Mặt khác, trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định; người phải thi hành án; người được thi hành án; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu cho rằng thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, công chức khác có quyết định và hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của mình thì họ có quyền làm đơn khiếu nại quyết định, hành vi đó đến người có thẩm quyền. Thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, Ban Pháp chế HĐND tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh nhận đơn và chuyển đến thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu giải quyết và thông báo kết quả. Trong thực tế không phải tất cả đơn khiếu nại đều đúng, nhưng cũng không phải tất cả là sai, vì vậy pháp luật thi hành án dân sự bắt buộc người có thẩm quyền thụ lý giải quyết tất cả đơn khiếu nại theo trình tự thủ tục luật định. Quá trình giải quyết khiếu nại mà có sự giám sát của HĐND tỉnh sẽ tăng cường trách nhiệm của người giải quyết, kết quả giải quyết đảm bảo khách quan đúng pháp luật, các quyết định và hành vi trái luật sớm được phát hiện, xử lý, không dẫn đến sai phạm sau này, góp phần hạn chế hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án.

phamvru hdnd.jpg
Ông Phạm Văn Ru – Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Tổ Phó Tổ đại Biểu HĐND tỉnh đơn vị Xuân Lộc phát biểu tại buổi giám sát Chi cục Thi hành án Xuân Lộc​ 

     Qua giám sát công tác thi hành án của HĐND tỉnh trong thời gian qua cho thấy, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng các cơ quan đã thực hiện tốt công tác thi hành án, cụ thể như: tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, số việc và tiền phải thi hành án ngày một tăng, năm sau tăng hơn năm trước, song công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh tiếp tục có sự chuyển biến tích cực và đạt kết quả tốt, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và công dân, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên lượng án tồn đọng chưa thi hành án còn cao (đến cuối năm 2012 còn tồn 9.976 vụ), tỷ lệ án có điều kiện thi hành trên tổng số án còn thấp, số việc thi hành án chưa có điều kiện thi hành, nhất là về tiền vẫn chiếm tỷ lệ cao so với tổng số phải thi hành; tổng số việc còn phải thi hành chuyển sang kỳ sau qua các năm tuy có giảm nhưng vẫn còn nhiều (năm 2012 tồn chuyển qua 9.800 vụ) đã phần nào ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thi hành án do việc chưa được thi hành án… 

     Trên địa bàn tỉnh còn tồn đọng một số vụ việc phức tạp, với số tiền phải thi hành án lớn, số người được thi hành án đông nhưng chưa thi hành đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thi hành án. Nguyên nhân các vụ việc trên chưa thi hành án là do người phải thi hành án không có tài sản hoặc có rất ít so với số tiền phải thi hành, tài sản thường là nhà và quyền sử dụng đất nhưng hiện nay thị trường nhà đất “đóng băng” ảnh hưởng nhiều đến việc kê biên, bán đấu giá tài sản, có những trường hợp Cơ quan Thi hành án đã bán đấu giá tài sản nhiều lần mà không có người mua, thậm chí đã giảm giá nhiều lần cũng không ai đăng ký mua; có trường hợp đã tổ chức bán đấu giá 6 lần, giảm giá 5 lần tổng cộng tới 31% nhưng vẫn chưa có người đăng ký mua. Mặc khác thủ tục về bán đấu giá tài sản không có điểm dừng, làm kéo dài và gây khó khăn trong việc giải quyết thi hành án…

     Để tiếp tục thực hiện tốt công tác thi hành án dân sự cần thực hiện - hiện đại hóa công tác quản lý hoạt động thi hành án dân sự. Trong những năm qua ngành thi hành án dân sự được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, kho tang vật, mua sắm các trang thiết bị văn phòng…tuy nhiên việc áp dụng công nghệ thông tin trong làm việc và lưu trữ số liệu chưa được ngành và từng cơ quan thi hành án dân sự quan tâm thực hiện. Cần xây dựng phần mềm thống nhất trong toàn ngành để quản lí hoạt động thi hành án dân sự từ khi: nhận quyết định, bản án; ra quyết định thi hành án; phân công chấp hành viên tổ chức thi hành; tiến độ thi hành án theo thời gian, các biện pháp cưỡng chế được áp dụng; kết thúc thi hành án và lưu trữ hồ sơ. Phần mềm này được nối mạng trong toàn tỉnh và tiến đến nối mạng trong toàn ngành và việc báo cáo trong nội bộ ngành chỉ được báo cáo qua phần mềm bỏ hình thức báo cáo thủ công hiện nay. 

     Mở rộng đối tượng bị khiếu nại hoạt động thi hành án dân sự, vì theo quy định tại khoản 1 điều 140 luật thi hành án dân sự năm 2008. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong thực tế họat động thi hành án dân sự có nhiều quyết định và hành vi của cá nhân và tổ chức khác cũng gây thiệt hại đến quyền lợi của đương sự như hành vi không thực hiện khấu trừ tiền theo quyết định cưỡng chế, hành vi không giao tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ, hành vi không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác, hành vi không trừ thu nhập của người sử dụng lao động. . .vì vậy pháp luật thi hành án dân sự nên bổ sung những hành vi trên là đối tượng bị khiếu nại theo pháp luật thi hành án dân sự để các hành vi đó trở thành đối tượng của giám sát hoạt động thi hành án dân sự.

     Ngoài ra, cần nhân rộng mô hình Thừa Phát lại ở tất cả các tỉnh, thành phố lớn, có lượng án nhiều. Mô hình Thừa Phát lại được tổ chức thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã mạng lại hiệu quả thiết thực đối với hoạt động thi hành án dân sự, bước đầu có cơ sở khẳng định Thừa Phát lại có đầy đủ khả năng tổ chức thi hành bản án, quyết định. Phát triển mô hình thừa phát lại để thực hiện công tác “xã hội hóa” hoạt động thi hành án dân sự vừa chia sẻ áp lực quá tải vừa là tổ chức đối trọng với cơ quan thi hành án trong tổ chức thi hành bản án, quyết định. 

                                                                                       Sĩ Tiến