Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 84-T5-2012

Kết luận thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường Đối với Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm huyện Xuân Lộc

Đăng ngày: 03/06/2013
Công ty TNHH Một thành viên Nhà máy Sản xuất cồn Tùng Lâm (xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đi vào hoạt động từ năm 2008 trong lĩnh vực sản xuất cồn chất lượng cao với công suất thiết kế là 72 triệu lít cồn/năm. Trong quá trình sản xuất  khoảng 500 tấn sắn thành cồn chất lượng cao mỗi ngày, Công ty phải dùng tới 6.000m3 lấy từ sông Ui và xả trở lại dòng sông toàn bộ số nước thải khoảng 2.500 m3. Đây là một trong số các doanh nghiệp nằm trong khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận, được Thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc vào cuối năm 2011 vừa qua. Mới đây, Bộ đã có văn bản số 366/KLTTr-BTNMT kết luận về công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp này.

​     Công ty đã xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải công suất thiết kế 3.600m3/ngày đêm từ ngày 15/7/2011. Tại thời điểm Đoàn Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đến làm việc với Công ty (06/12/2011), hệ thống xử lý nước thải vẫn hoạt động, nhưng máy ép bùn vẫn chưa hoạt động, nên lượng bùn thải 40.000m3 đều thu gom vào Hồ sự cố có dung tích khoảng 50.000m3. Nước thải trong quá trình chạy thử tải được lưu chứa tại Hồ số 3, là hồ đất tự nhiên không được chống thấm theo qui định. Đoàn Kiểm tra phát hiện thấy nước thải có nồng độ đậm đặc từ Hồ sự cố vẫn rò rỉ vào Hồ số 3; đồng thời có 1 van khóa đường kính miệng xả 219mm vào hồ. Còn có hai máy bơm công suất 100m3 và 70m3 để bơm nước thải từ Hồ số 3 vào tháp làm lạnh (trước khi dẫn vào hệ thống xử lý), đều sử dụng đường ống mềm có thể di chuyển dễ dàng xuống mặt sàn và nước thải có thể chảy tràn tự nhiên ra sông Ui. Còn có một đường ống nhựa hồi lưu bùn đường kính 114mm với 2 miệng xả và van khóa được đóng mở theo ý của người vận hành (một miệng xả vào tháp làm lạnh, một miệng xả sát sàn bê tông có thể xả tràn dịch thải lỏng ra ngoài môi trường). Tuy nhiên, theo báo cáo của công ty, từ khi đi vào hoạt động sản xuất thử nghiệm đến nay, toàn bộ nước thải vẫn được thu gọm vào hệ thống xử lý và công ty không xả nước thải không qua xử lý ra sông Ui. 

    Thời điểm thanh tra ngày 8/12/2011, một số khu vực sản xuất lên men ở ngoài trời của Công ty có nước xả đá (các bồn lên men) và nước vệ sinh công nghiệp được thu vào mương dẫn riêng, nhưng nước mưa có thể chảy vào hệ thống này và có thể chảy vào hệ thống mương thoát nước giải nhiệt; nước thải xả cặn của hệ thống xử lý nước cấp chưa được thu gom triệt để, có thẻ xả tràn ra sông Ui. Đoàn Thanh tra phát hiện tại khu vực hệ thống tháp làm lạnh có đặt một máy bơm công suất 100m3/ngày là loại bơm chìm vừa có thể bơm nước từ sông Ui lên nhà máy vừa có thể xả được các loại nước ra môi trường. Đoàn Thanh tra đã đề nghị Công ty không sử dụng máy bơm này (đã chuyển máy lên bờ). Tại lòng sông Ui phía dưới cầu của Công ty bắc qua sông, có 01 đường ống ngầm thông nước từ phía trên cầu xuống dưới đập tràn của cầu. Theo báo cáo của Công ty, khi thi công đập tràn của cầu, công ty đã làm đường ống này để thoát nước sông Ui phía trên cầu xuống dưới. Đoàn thanh tra đã yêu cầu làm rõ đường ống này. Công ty đã thuê xe cẩu móc đường ống lên dưới sự chứng kiến của các cơ quan chức năng và xác định rõ đường ống này không phải là đường ống xả thải ngầm như nghi ngờ trước đây.

     Theo kết quả đo đạc và phân tích mẫu môi trường, nước thải công nghiệp sau hệ thống xử lý trước khi thải ra sông Ui có hàm lượng Tổng Ni-tơ =35,8mg/l vượt ngưỡng cho phép 1,3 lần; COD=140mg/l vượt 1,5 lần, Tổng Ni-tơ=65,11mg/l vượt 2,4 lần. Kết quả phân tích mẫu khí thải ống khói lò hơi đốt than so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp QCVN 19:2009/BTNMT cột B với Kp=0,9, Kv=1,2 cho thấy các thông số đều đạt quy chuẩn cho phép. Kết quả phân tích mẫu bùn thải thu hồi từ hệ thống xử lý nước thải được công nghiên tự ý bơm lên trồng cây, so sánh với ngưỡng chất thải nguy hại cho thấy các thông số phân tích đều nhỏ hơn giới hạn nguy hại cho phép và bùn thải này là chất thải công nghiệp thông thường. Kết quả phân tích mẫu nước mặt sông Ui cho thấy các thông số chính phân tích đều đạt quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Tuy nhiên, mẫu nước rò rỉ từ ao và mương nước tù đọng bên cạnh hệ thống xử lý nước thải, hảy ra sông Ui (khối lượng nhorP có một thông số ô nhiễm cao: BOD5= 274,6 mg/l, COD=386 mg/l, SS=130 mg/l, F-=2,62mg/l, CN-=0,03 mg/l, Tổng Coliform=70x103MPN/100ml.

    Kết luận thanh tra, các vi phạm và tồn tại của Công ty gồm việc không niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án bản tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 2 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày. Ngoài ra, công ty phân loại chất thải nguy hại chưa triệt để, kho chứa chất thải nguy hại nhỏ chưa đảm bảo an toàn để lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; một số thời điểm nước thải có một số thông số ô nhiễm đặt trưng vượt ngưỡng cho phéo từ 2,1-2,4 lần; một số đường ống, van khóa và thiết bị được lắp đặt không đúng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có nhiều đường ống nước cấp, nước thải dẫn đi và về được đặt trên cùng một tuyến đường rất khó phân biệt, đặc biệt có một số đoạn nổi và chìm dưới mặt đất rất khó kiểm soát. 

     Để thực hiện các biện pháp  khắc phục hậu quả, yêu cầu Công ty bơm toàn bộ nước thải tại Hồ số 3 vào hệ thống xử lý nước thải, cải tạo, nạo vét lòng hồ chứa nước thải đảm bảo chức năng hồ xử lý nước thải, không ảnh hưởng đến môi trường đất, nước ngầm. Công ty rà soát lại hệ thống xử lý nước thải để nâng công suất, nâng cấp hệ thống xử lý; tháo gỡ các đường ống, van khóa không đúng theo thiết kế kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải; thay thế và cố định các trạm bơm di động với đường ống dẫn cứng có các điểm xả cố định để bơm nước thải vào hệ thống xử lý nước thải; bảo đảm không chuyển nước thải ra ngoài theo chủ ý của người vận hành. Đồng thời lắp hệ thống đo lưu lượng và quan trắc liên tục, tự động một số thông số ô nhiễm trong nước thải sau xử lý, bảo đảm nước thải sau xử lý đạt qui chuẩn. Để bảo đảm chất lượng nước mặt sông Ui đang  sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt cho người dân trong khu vực, Công ty cũng phải khẩn trương cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN 40 :2011/BTNMT cột A trước khi thải ra môi trường hoặc tái sử dụng. Công ty phải tiến hành rà soát lại các đường ống dẫn nước theo chiều đi, chiều về, ký hiệu và đánh dấu từng đường ống dẫn nước thải, nước cấp, nước giải nhiệt. Các đường ống kỹ thuật buộc phải làm ngầm trong các công trình xử lý nước thải phải được đặt trong các mương dẫn bê tông với tấm đan bằng thép, để có thể quan sát bằng mắt thường và đưa hệ thống xử lý bùn và máy ép bùn vào hoạt động. 

    Để thực hiện nghiêm túc thống báo số 02/TB-UBND ngày 03/01/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận và  tỉnh Đồng Nai về kết quả làm việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh, công ty phải khẩn trương cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN 40:2001/BTNMT cột A trước khi thải ra môi trường, báo cáo UBND tỉnh Đồng Nai điều chỉnh nội dung Quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM của dự án, trong đó quy định cụ thể thời gian áp dụng QCVN 40:2011/BTNMT cột A đối với nước thải sau xử lý theo lộ trình quy định nhưng không quá ngày 31 tháng 12 năm 2013, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai để được kiểm tra, giám sát.

                                                                               Kim Chung