Kỳ họp đã được sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri tỉnh Đồng Nai và khán thính giả ngoài tỉnh, được truyền hình trực tiếp phiên khai mạc, bế mạc và phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Tại kỳ họp, ngoài một số nội dung thường kỳ theo luật định, HĐND tỉnh đã xem xét, thông qua 02 đề án chuyên đề: đề án đổi, đặt mới tên đường, tên công trình công cộng của thành phố Biên Hòa và Đề án về một số loại phí, lệ phí. Kỳ họp đã ban hành được tong cộng 05 Nghị quyết, trong đó có 02 Nghị quyết chuyên đề. Việc tổ chức kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh đạt yêu cầu chất lượng, trong đó khâu tổ chức được đánh giá là có tiến bộ, sáng tạo, ngày càng đạt yêu cầu chuyên nghiệp hóa cao. Ban tổ chức đã bố trí hệ thống máy laptop nối mạng cho chủ tọa kỳ họp, trong đó cập nhật tất cả dữ liệu kỳ họp và phần mềm ứng dụng để chủ tọa liên lạc với bộ phận nghiệp vụ ở bên ngoài. Ngoài ra, cũng co hệ thống máy tính nối mạng cho bộ phận nghiệp vụ và một hệ thống máy cho đại biểu và các phóng viên báo, đài sử dụng.
Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng đại biểu Dân cử - Văn phòng Quốc hội tổ chức khóa bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân, địa điểm tại Hội trường Trụ sở khối nhà nước. Hội nghị được truyền hình trực tiếp trên sóng ĐN2, được tổ chức dưới hình thức giảng trực tiếp cho đại biểu HĐND tỉnh và nghe tập trung tại các xã qua sóng ĐN2, có giao lưu trực tuyến với khán giả thông qua số điện thoại của Ban tổ chức để khán giả đặt câu hỏi đối với các giảng viên. Khóa bồi dưỡng do các giảng viên giỏi, có uy tín trực tiếp đứng lớp như Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, PGS.TS Đặng Văn Thanh-Phó Chủ nhiệm UBKT&NS của QH, TS. Nguyễn Thị Kim Thoa-Phó Vụ trưởng vụ Hành chính-hình sự của Bộ Tư pháp, Ths.Nguyễn Chí Dũng-Cố vấn chương trình của Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử và mời ông Đặng Văn Khoa-Đại biểu HĐND thành phố Hồ Chí Minh để trình bày kinh nghiệm giám sát của cá nhân đại biểu HĐND. Khóa bồi dưỡng đa thành công tốt đẹp, được đại biểu HĐND ba cấp đánh giá là đạt chất lượng, dễ tiếp thu. Tổng kết khóa, Ban Tổ chức nhận được 60 câu hỏi cho 05 giảng viên, chủ yếu tập trung vào những vấn đề thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động của đại biểu, tuy nhiên vì thời gian có hạn nên các giảng viên chỉ chọn lọc một số câu hỏi sát trọng tâm nhất để trả lời. Ngay sau khóa học, hầu hết các huyện đều liên hệ Ban tổ chức đề nghị cung cấp bộ đĩa ghi lại các bài giảng để làm tài liệu bồi dưỡng chuyên môn. Về vấn đề này, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thường trực HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh đã thực hiện việc chép lại bộ đĩa toàn bộ nội dung chương trình khóa bồi dưỡng nhằm cung cấp cho Thường trực HĐND cấp huyện, cấp xã để làm tài liệu nghiên cứu cho đại biểu HĐND.
Việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại-tố cáo tiếp tục được quan tâm. Thường trực HĐND tỉnh tiếp 05 công dân ngụ tại huyện Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch và Long Thành đến khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tư pháp và đất đai. Về đơn thư khiếu nại tố cáo gửi qua đường bưu điện, Thường trực và các Ban nhận tổng cộng 29 đơn, trong đó có 02 đơn trùng không chuyển, còn lại đã chuyển 27 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Các đơn do công dân ngụ tại các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom, nội dung đơn liên quan chủ yếu đến lĩnh vực tranh chấp đất đai, thủ tục hành chính, tư pháp. Ngoài ra, vì tháng 7 được xác định dành trọng tâm cho kỳ họp thứ 11 và cho Khóa bồi dưỡng kỹ năng cho đại biểu HĐND nên Thường trực và các Ban HĐND tỉnh không tổ chức đoàn giám sát trực tiếp mà chỉ thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình tại kỳ họp.
Về chương trình giám sát tháng 8 năm 2007 của Thường trực HĐND tỉnh gồm: giám sát tình hình sử dụng đất của các quy hoạch dự án chậm triển khai trên địa bàn, việc rà soát đối chiếu các quy định của tỉnh đã ban hành so với Nghị định 84/2007/NĐ-CP; giám sát việc thực hiện chương trình phát triển thương mại-dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh, cac giải pháp thực hiện chương trình 6 tháng cuối năm 2007; giám sát việc triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải tỏa, tái định cư đối với một số dự án triển khai trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom; phối hợp vơi Ban Pháp chế giám sát tình hình giải quyết đơn thư KN-TC và kết quả triển khai thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giám sát việc thực hiện chính sách, chế độ cho các đối tượng xã hội tại hai huyện huyện Định Quán và Xuân Lộc
Chương trình giám sát của các Ban HĐND tỉnh: Ban Văn hóa xã hội giám sát việc triển khai thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh; việc triển khai thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế. Ban Pháp chế giám sát tiến độ và kết quả triển khai thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn; giám sat kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và kết quả thi hành các quyết định giải quyết đơn khiếu nại-tố cáo và các quyết định hành chính khác đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa tổ chức triển khai thực hien. Ban KTNS giám sát việc ứng dụng kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học-công nghệ.
Ngoài ra, trong tháng 8 còn một nhiệm vụ khác là tích cực chuẩn bị kỳ họp thứ 12. Đây là kỳ họp chuyên đề dự kiến diễn ra vào tháng 9 năm 2007 để xem xét, thông qua một số đề án chuyên đề. Hiện Văn phòng HĐND tỉnh đang xây dựng chương trình và phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh trong việc hoàn thiện các nội dung cụ thể để các Ban HĐND tỉnh chuẩn bị công tac thẩm tra. Một số hoạt động khác gồm: phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đợt tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 11 từ ngày 05/8/2007 đến ngày 11/8/2007; tổ chức Tổng kết Cuộc thi “Viết về chân dung người đai biểu HĐND Đồng Nai”; tổ chức tập huấn Cộng tác viên trang web HĐND tỉnh và Sử dụng phần mềm Văn phòng điện tử M-office để trao đổi thông tin giữa cấp tỉnh và cấp huyện.
Ban Biên Tập