Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 14 tháng 07-2005

Khiếu nại - Khiếu kiện Quyết định hành chính trong lĩnh vực Quản lý đất đai 2003

Đăng ngày: 11/01/2006
Quản lý nhà nước về đất đai là một lãnh vực quan trọng, “nóng bỏng”, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Trước những thay đổi to lớn của xã hội ta hiện nay, Luật đất đai năm 2003 đã ra đời với những sửa đổi, bổ sung quan trọng. Trong đó, đáng lưu ý là những thay đổi trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai. Theo Luật đất đai năm 2003, việc khiếu nại, khiếu kiện các quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai có 4 điểm mới như sau :

     Về thời hạn khiếu nại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai : Thời hạn khiếu nại lần đầu là 30 ngày, so với Luật khiếu nại– tố cáo thì thời hạn này là khá ngắn vì Luật khiếu nại – tố cáo quy định thời hạn khiếu nại lần đầu là 90 ngày. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại  tiếp theo trong thời hạn là 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Luật đất đai năm 2003 không quy định việc cho phép kéo dài thờøi hạn khiếu nại đối với các trường hợp thuộc vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn như Luật khiếu nại – tố cáo. Như vậy, thời hạn khiếu nại ở đây là quy định chung cho tất cả các trường hợp, không có ngoại lệ.

     Về điều kiện để được khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện ra toà : nếu không đồng ý với một quyết định hành chính (hoặc hành vi hành chính) nào đó trong lĩnh vực quản lý đất đai, để có thể khiếu nại lên cơ quan cấp trên của cơ quan ban hành ra quyết định đó hoặc khởi kiện ra toà thì bắt buộc phải có quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. Đây là quy định rất khác biệt so với Luật khiếu nại – tố cáo cũng như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính vì cả hai văn bản pháp luật này đều cho phép người khiếu nại được quyền khiếu nại tiếp theo nếu quá thời hạn khiếu nại lần đầu mà người có thẩm quyền không ra quyết định giải quyết khiếu nại .

     Về quyền chọn lựa việc khiếu nại tiếp theo hay khởi kiện ra toà : Đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai của UBND cấp huyện,  nếu đã được giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại vẫn không đồng ý thì họ có quyền chọn lựa : hoặc là khiếu nại tiếp lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc là khởi kiện ra toà. Quy định này cũng tương tự như Luật khiếu nại – tố cáo. Tuy nhiên, đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp tỉnh, nếu đã được giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại vẫn không đồng ý thì họ chỉ có quyền khởi kiện ra toà án chứ không có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ tài nguyên – Môi trường như các quyết định hành chính khác.

     Trường hợp ngoại lệ : Theo khoản 3 Điều 138 Luật đất đai năm 2003 thì việc giải quyết khiếu nại về đất đai không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Như vậy, các quyết định hành chính trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp dất đai từ nay sẽ không còn là đối tượng để người dân có thể khiếu nại hay khởi kiện tại toà nữa. Trong trường hợp có tranh chấp đấùt đai xảy ra mà Chủ tịch UBND cấp huyện đã ra quyết định giải quyết lần đầu mà đương sự vẫn không đồng ý thì họ chỉ được quyền khiếu nại tiếp lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh chứ không được quyền khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện. Quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ là quyết định giải quyết cuối cùng. Tương tự như vậy, nếu tranh chấp đất đai mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu mà đương sự vẫn không đồng ý thì họ chỉ được quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ tài nguyên – Môi trường. Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài nguyên – Môi trường sẽ là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.

Hồ Sĩ Tiến