*Thành tựu:
-Quy mô gia đình giảm từ 5,22 người/gia đình xuống còn 4,48 người/gia đình (1989) và 4,6 người/gia đình (1999).
-Tỷ lệ gia đình quy mô nhỏ ( 4 thành viên trở xuống) chiếm 53,6% hộ gia đình.
-Chi tiêu bình quân đầu người từ 1,5 triệu đồng/ năm (1993) lên 2,2 triệu đồng/ năm (1998) và 3,2 triệu đồng/ năm (2002).
-Tỷ lệ hộ có ti vi từ 58%( 1997) tăng lên 67%(2002), tỷ lệ hộ có xe máy từ 24% lên 32%.
-Tỉ lệ hộ dùng điện từ 80% (1999) lên 82,7% (2002), trong đó hộ nghèo được dùng điện đạt 72,2%.
-Gia đình văn hóa 8,7 triệu hộ( 2001) tăng lên 9 triệu hộ (2002).
-Gia đình đầu tư cho giáo dục trong tổng thu nhập: 16,49 % ( thành thị 33,26%, nông thôn 11,42%).
-Mức thu nhập của 20% hộ giàu nhất và 20% hộ nghèo nhất chênh lệch nhau 10 lần (1999), 7,38 lần (2002) và 5,44 lần ( 2003).
*Khó khăn:
-Tính đến hết năm 2002, báo cáo của 56 tỉnh thành có 929.319 cặp vợ chồng chung sống không kết hôn. Tỷ lệ nạo phá thai cao và tăng nhanh, đáng chú ý là có cả trẻ vị thành niên.
-Trẻ em lang thang, tham gia vào các tệ nạn xã hội có nguyên nhân từ gia đình chiếm tỷ lệ cao. Tình trạng bạo hành trong gia đình gia tăng một cách đáng lo ngại.
-Tình trạng ly hôn, ly thân tăng nhanh: năm 2002 có 54.214 vụ, 8 tháng đầu năm 2003 có 41.326 vụ.
*Ở tỉnh Đồng Nai
-Số hộ toàn tỉnh: 436.576 hộ.
-Số hộ nghèo toàn tỉnh tính đến hết năm 2004:3,04% ( theo chuẩn cũ).
-Tỷ lệ hộ dùng điện 93,1%, hộ dùng nước sạch 87,5%.
Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2003:0,755.
-Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa 80%, tỷ lệ ấp, khu phố văn hóa ch iếm 65%.
-Tỷ lệ phát triển dân số năm 2004:1,22%.
-Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 10,5%.
-Giải quyết việc làm năm 2004: 78.000 người, đào tạo nghề 52.000 người.
-Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 19,9% ( năm 2004).
-Toàn tỉnh có 30 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững thuộc 2 đơn vị là Biên Hòa và Tân Phú.
-Trẻ vị thành niên (12-17 tuổi) có hành vi vi phạm pháp luật đang học tập tại trường Giáo dưỡng số 4 là 210 em.
-Đến tháng 5/2005, Đồng Nai có 16/16 xã đặc biệt khó khăn đã hoàn thành chương trình 135.
*Khó khăn, tồn tại ở Đồng Nai:
-Công tác giáo dục truyền thông còn khó khăn, chưa đến được địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
-Nạn bạo hành trong gia đình còn nghiêm trọng: từ tháng 1/2003 đến tháng 6/2004, toàn tỉnh xảy ra 930 vụ bạo hành gia đình với 1.384 lần bạo hành. Một đặc điểm chung là trình độ văn hóa càng thấp thì tỉ lệ bạo hành càng cao, nạn bạo hành xảy ra ở gia đình khá giả, gia đình đủ ăn cao: đủ ăn 63,8%, khá giả 11,4%, giàu 1,1%. Trong số nạn nhân bị bạo hành, người vợ chiếm tỷ lệ cao nhất (43,2%). Trong đó có 648 vụ chồng bạo hành vợ, 72 vụ vợ bạo hành chồng, 114 vụ cha mẹ bạo hành con cái, 91 vụ con cái bạo hành cha mẹ, 3 vụ ông bà bạo hành cháu...Tình trạng này làm cho 111 trường hợp thương tích; 60 trường hợp, bỏ học bỏ làm việc; 183 trường hợp ly hôn; bỏ nhà đi 52 trường hợp.