Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện với 170
xã, phường, thị trấn, trong đó có 24 xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I vùng
dân tộc thiểu số và miền núi được phê duyệt theo Quyết định số 861/QĐTTg ngày
04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực
III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2025. Toàn tỉnh có 50 thành phần dân tộc sinh sống với dân số
trên 3 triệu người, trong đó dân số đồng bào dân tộc thiểu số có trên 198 nghìn
người, chiếm 6,42% dân số toàn tỉnh. Theo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận
nghèo cuối năm 2022, áp dụng cho năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn
2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được phê duyệt tại Quyết định số
3482/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân: Toàn tỉnh có 7.962
hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,91% so với tổng số dân và số hộ cận nghèo là 6.664 hộ,
chiếm tỷ lệ 0,76% so với tổng số hộ dân. Trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số là
646 hộ, chiếm 0,3% so với hộ dân tộc thiểu số và chiếm 8,2% so với số hộ nghèo
toàn tỉnh, số hộ cận nghèo dân tộc thiểu số là 1.116 hộ, chiếm 1,7% so với hộ
dân tộc thiểu số và chiếm 16,7% so với hộ cận nghèo toàn tỉnh.
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra đối với dự thảo Nghị quyết
Thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, các bộ, ngành Trung ương đã
ban hành nhiều chính sách, chương trình để triển khai thực hiện. Trong đó, tại
điểm a khoản 5 Điều 7 Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ
tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách
trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, quy
định: “Căn cứ nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa
phương được quy định tại Quyết định này, đặc điểm tình hình thực tế của địa
phương, xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn ngân sách
nhà nước trung hạn và hằng năm cho các ngành, các cấp của địa phương, trình Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định”. Do đó, nhằm thực hiện hiệu quả Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi trên địa bàn tỉnh, HĐND tỉnh đã thống nhất thông qua Nghị quyết
nêu trên.
Về nội
dung Nghị quyết
Nghị
quyết được áp dụng đối với các đối tượng: Các sở,
ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị sử dụng kinh phí địa phương để
thực hiện Chương trình; các tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến lập
kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách địa phương của Chương
trình.
Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh trình bày báo cáo thẩm tra đối với dự thảo
Nghị quyết tại kỳ họp 12
Về nguyên tắc phân bổ vốn: Tuân
thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, về ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là các huyện, thành phố có xã, phường, ấp, khu phố
thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số còn
gặp nhiều khó khăn và có khó khăn đặc thù; ưu tiên cho các
địa bàn còn khó khăn cơ sở hạ tầng thiết yếu; phân bổ vốn đầu tư Chương trình
tập trung, không phân tán, dàn trải, bảo đảm sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. Phù hợp với tình hình thực tế, khả
năng cân đối của ngân sách; mục tiêu, nhiệm vụ, thực hiện kế hoạch hằng năm; tỷ
lệ giải ngân và kết quả thực hiện kế hoạch năm
trước của từng địa phương, đơn vị. Đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung, thống
nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách của Chương trình; tăng cường phân cấp cho
cơ sở để tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương, các cấp, các ngành
trong triển khai, thực hiện Chương trình trên cơ sở nội dung, định hướng, lĩnh
vực cần ưu tiên, phù hợp với đặc thù từng địa phương theo quy định của pháp
luật. Bảo đảm công khai, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán, dễ
áp dụng, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường phòng, chống tham
nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tiêu chí, định mức và phương pháp tính phân bổ nguồn ngân
sách địa phương được quy định chi tiết tại Phụ lục I, II, III,
IV,V, VI, VII, VIII, IX và X ban hành kèm theo Nghị quyết này (Nghị quyết số
07/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023).
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng
Nai Khóa X Kỳ họp thứ
12 thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày 24 tháng 7 năm 2023.
Đức Thể