Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 33-T7-2007

Người cao tuổi - vốn quý của nhân loại

Đăng ngày: 09/05/2008
Lớp người cao tuổi ngày càng tăng về số lượng tuyệt đối và chiếm một tỷ lệ quan trọng trong xã hội. Người cao tuổi trên đất nước ta hôm nay chính là nhân chứng của lịch sử, nhiều người đã trực tiếp làm nên lịch sử, góp phần cùng toàn dân lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa- Xã hội- Chủ nghĩa- Việt Nam. Đó là những lão thành cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những anh hùng..., những người đã cống hiến trí tuệ, tuổi thanh xuân cho đất nước.
Nhiều người hiện nay vẫn còn gánh vác những trọng trách quan trọng trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Nhân kỷ niệm Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam, Chủ tịch nước đã gửi tặng lụa đỏ cho 47 cụ tròn 100 tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (mỗi cụ được 5 mét lụa đỏ). Hiện nay Đồng Nai có 184 cụ từ 100 tuổi trở lên, trong đó có 3 cụ 110 tuổi đang sống tại TP Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu và TX Long Khánh. Thành phố Biên Hòa là địa bàn có đông số cụ từ 100 tuổi trở lên tại 26 phường, xã.

Người cao tuổi là vốn quý của nhân loại trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tài trí và kinh nghiệm. Phần lớn các nguyên thủ quốc gia, các nhà sáng chế phát minh, các nhà quản lý kinh tế lỗi lạc, tài năng đều chín muồi ở lứa tuổi 50 trở lên như: Pavlov, Einsten, Hải Thượng Lãn Ông, Victor Hugo, v.v... đều đạt những kỳ tích vào lứa tuổi đã cao. Với những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy cả một đời người, thế hệ người cao tuổi có nhiều năng lực tiềm tàng để tiếp tục có những đóng góp hết sức đáng trân trọng trong mỗi gia đình cũng như trong cộng đồng xã hội.

Theo điều tra xã hội học của Viện nghiên cứu Hội Người cao tuổi Việt Nam được biết môi trường sống ở thành thị kém hơn ở nông thôn, nhưng số cụ già sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn. Người cao tuổi không riêng gì ở nông thôn có 54% muốn được tiếp tục làm việc, trong số đó 60% là để có thu nhập, 26% là để đóng góp cho xã hội, 14% là để rèn luyện sức khỏe. Về đời sống vật chất, có 34% người cao tuổi ở mức sống thiếu thốn. Số người về hưu (18% người cao tuổi) tuy đời sống có khá hơn, nhưng cũng còn khó khăn. Khi được hỏi, có 39% người cao tuổi có nguyện vọng muốn được quan tâm chăm sóc, 25% muốn được bổ sung chế độ, chính sách để đời sống được cải thiện hơn, 22% mong muốn được tạo việc làm, 14% mong muốn được mọi người tôn trọng…..

Chương trình hành động quốc tế (1992- 2001) vì người cao tuổi đề ra năm nguyên tắc cơ bản chỉ đạo sự phối hợp hành động trên quy mô toàn thế giới nhằm khắc phục hoặc hạn chế tình trạng bị lệ thuộc của người cao tuổi, bảo vệ các quyền của người cao tuổi được tham gia mọi công việc của cộng đồng, quyền được chăm sóc chu đáo khi cần thiết, quyền được phát huy bản sắc riêng và quyền được tôn trọng nhân phẩm. Một điều thật cảm động là có rất nhiều vị lão thành dù tuổi cao, sức yếu, vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp, nêu gương mẫu mực trong cuộc sống về ý thức lao động, tinh thần rèn luyện giữ gìn sức khỏe, tấm lòng nhân ái, vị tha... "Kính lão đắc thọ" bắt nguồn từ lòng biết ơn sâu sắc của lớp trẻ đối với lớp người cao tuổi đã từng phấn đấu vất vả cả đời mình để nuôi dạy con cái, chăm lo hạnh phúc gia đình và đóng góp vào công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc.

  Lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của nước Việt Nam ta đã ghi nhận nhiều quyết định sáng suốt và công lao đóng góp to lớn của các bô lão. Thế hệ trẻ hôm nay có nhiều điều kiện thuận lợi để phấn đấu vượt lên nhiều mặt so với thế hệ cha anh. Song những mặt thuận lợi ấy chỉ được phát huy trên cơ sở biết kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết kế tục sự nghiệp của cha anh. Những biểu hiện phủ nhận sự nghiệp phấn đấu, hy sinh của lớp người đi trước hoặc coi thường kinh nghiệm của lớp người cao tuổi, thiếu quan tâm chăm sóc và chưa biết quý trọng những đóng góp rất đáng kính của người cao tuổi trong mỗi gia đình, trong các cộng đồng xã hội là những biểu hiện vừa trái với đạo lý thường tình, vừa không đúng với quy luật của sự kế thừa - phát triển.

Những năm qua, mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách để giúp người cao tuổi cải thiện cuộc sống, nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi ở nông thôn, vùng đông dân tộc thiểu số phải sống trong cảnh khó khăn. Thực hiện chương trình hành động quốc tế về người cao tuổi, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Uỷ ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam và quyết định phê duyệt chương trình hành động Quốc gia về Người cao tuổi giai đoạn 2005-2010. Do vậy, một số chính sách liên quan đến chăm sóc sức khoẻ Người cao tuổi đã được ban hành, như: gia đình đóng vai trò chính trong chăm sóc người già; Người già được ưu tiên trong chăm sóc sức khoẻ; được cung cấp các dịch vụ y tế tại nhà nếu có yêu cầu; cung cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người già. Cùng với đó là các hoạt động nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi: như lồng ghép các hoạt động hỗ trợ Người cao tuổi vào chương trình xoá đói giảm nghèo, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại phù hợp với Người cao tuổi, hỗ trợ nhà ở, xoá nhà tạm, dột nát đã được triển khai trên diện rộng và có hiệu quả. Cho nên cũng có chính sách đãi ngộ cho Người cao tuổi vay vốn với lãi suất ưu đãi để tự tạo việc làm, khôi phục làng nghề truyền thống để Người cao tuổi có thể tham gia cùng con cháu trong nhà làm kinh tế. Để những người cao tuổi Việt Nam tiếp tục sống khỏe, sống vui, sống có ích để xứng đáng với sự tôn vinh và trách nhiệm cao cả mà Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã trao tặng: "Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kim Ngọc