|
Ông Nguyễn Văn Hùng- Trưởng đoàn giám sát phát biểu tại cuộc họp |
Đoàn giám sát do ông Nguyễn Văn Hùng- Trưởng ban VH-XH làm trưởng đoàn. Qua giám sát cho thấy việc thực hiện chế độ chính sách đối với gia đình có công trong thời gian qua được Đảng bộ và chính quyền các cấp quan tâm thực hiện. Riêng các huyện đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chế độ chính sách đối với người có công trên địa bàn. Công tác đền ơn đáp nghĩa luôn được chú trọng thực hiện thường xuyên, việc chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng đúng thời gian quy định và chưa có sai sót lớn. Các cơ quan, ban ngành đã phối hợp chặt chẽ trong thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, tích cực đóng góp, vận động quỹ Đền ơn đáp nghĩa, hưởng ứng phong trào chăm sóc người có công già yếu, neo đơn. Các chế độ BHYT, ưu đãi trong giáo dục đào tạo cũng được quan tâm thực hiện đầy đủ. Hàng năm, Phòng Nội vụ Lao động- Thương binh và Xã hội đều tổ chức thực hiện chế độ điều dưỡng cho các gai đình chính sách.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban chỉ đạo XĐGN-VL của tỉnh, đến cuối năm 2006, vẫn còn 50 hộ chính sách còn nằm trong diện nghèo của tỉnh ( trong đó có 05 hộ nghèo phát sinh mới)
nghèo của tỉnh. Bằng các giải pháp như cho vay vốn qua ngân hàng chính sách xã hội, chương trình quốc gia giải quyết việc làm đối với những hộ có nhu cầu vay vốn, xây dựng các dự án nhỏ, giải quyết việc làm tại chỗ. Đến cuối năm 2006, có 27 hộ chính sách vượt nghèo, đồng thời lại có 04 hộ chính sách nghèo phát sinh. Từ đầu năm 2007, huyện tiếp tục khảo sát và tìm giải pháp để giúp đỡ 12 hộ nghèo còn lại. Đến nay, chỉ còn 07 hộ chưa thoát nghèo. Huyện đang tiếp tục tìm giải pháp hỗ trợ 07 hộ này, để đến cuối năm 2007 các hộ này thoát nghèo bền vững và có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng tại địa phương.
- Huyện Tân Phú: Đầu năm 2006, huyện có 26 hộ chính sách nghèo trong tổng số 738 hộ thuộc gia đình chính sách. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ chính sách, các chương trình lồng ghép, hỗ trợ xây dựng sữa chữa nhà ở và bản thân các hộ tự phấn đấu vươn lên, đến nay, huyện chỉ còn 3 hộ chính sách chưa vượt chuẩn nghèo. Trong đó khó khăn nhất là hộ bà Trịnh Thị Sẩm là mẹ liệt sĩ tại xã Phú Lập, bà hiện sống với đưa 1cháu nội bị bệnh tâm thần, bằng tiền trợ cấp gia đình liệt sĩ ( 470.000đồng/tháng) và ở nhà tình thương của con. Hiện tại bà Sẩm chưa có nhà tình nghĩa, mà nhà tình thương thì cũng đã xuống cấp, hộ bà Sẩm cần có đơn vị đỡ đầu mới có thể vượt nghèo và có cuộc sông ổn định.
- Huyện Xuân Lộc: Đầu năm 2006 huyện có 30 hộ chính sách còn nằm trong diện nghèo của tỉnh (tỉ lệ 4,57% số hộ chính sách). Nguyên nhân nghèo của các hộ này là do thiếo lao động, thiếu vốn sản xuất, nguồn thu nhập chủ yếu là tiền trợ cấp hàng tháng. Huyện đã tiến hành giải quyết 16 hộ vay 92,5 triệu đồng từ nguồn vốn XĐGN uỷ thác, vận động 10 đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhận đỡ đầu phụng dưỡng 04 đối tượng chính sách nghèo; xây dựng sửa chữa nhà cho 23 gia đình chính sách khó khăn về nhà ở, hỗ trợ đất sản xuất. v.v…Đến cuối năm 2006, có 15/30 hộ chính sách vượt nghèo. Trong 5 tháng đầu năm 2007 có 13/15 hộ nghèo tiếp tục vượt nghèo, hiện tại chỉ còn 02 hộ chính sách chưa vượt chuẩn nghèo. Tuy nhiên 02 hộ chính sách nghèo của huyện Xuân lộc có khả năng vượt nghèo do huyện đã vận động được đơn vị hỗ trợ mổi tháng mức thấp nhất là 200.000đồng.
Dù chính quyền và đoàn thể địa phương đã cố gắng có những giải pháp giúp các hộ chính sách nghèo những cách thức làm ăn, đồng thời hỗ trợ vốn để cải tiến trong sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm…., nhưng cũng còn một số hộ chính sách chưa có chí tự lập, tìm cách làm ăn để tạo thêm thu nhập vươn lên trong cuộc sống mà thường chây lười, ỷ lại thụ động không chịu làm ăn từ đồng vốn giúp đỡ của nhà nước, cộng đồng mà trông chờ sự tiếp nhận các chính sách hỗ trợ. Như hộ ông Mai Văn Hữu là thương bình 2/4 ở huyện Tân Phú, gia đình có 07 người, có 04 lao động nhưng cũng không đủ sống vì bản thân ông Hửu không làm gì cả, chỉ rượu chè suốt ngày, được nhà nước cho vay 10 triệu đồng để chăn nuôi, sản xuất nhưng cũng không chịu làm mà lấy số tiền nầy mua bò rồi cũng đưa người khác nuôi.
Bên cạnh đó có những hộ chính sách nghèo nhưng không còn sức lao động (thường các cụ nhiều tuổi, hoặc những hộ có người bị bệnh không có khả năng lao động….) chỉ trông cậy vào trợ cấp hàng tháng của nhà nước. Như hộ bà Lê Thị Ngó 77 tuổi, huyện Long Thành là mẹ liệt sĩ, hiện đang sống với người con gái bị bệnh tâm thần và thường xuyên đau yếu.
Những lao động trong các hộ nghèo khó tìm được việc làm trong các công ty, xí nghiệp hoặc nới có thu nhập cao, ổn định vì thường trình độ văn hoá thấp và không có chuyên môn. Một số địa phương chưa làm tốt công tác điều tra hộ nghèo nói chung, hộ chính sách nghèo nói riêng, số liệu tổng hợp chưa chính xác gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện các giải pháp giảm nghèo của địa phương.
Đầu năm 2007 vẫn còn một số hộ nghèo phát sinh mới, cho thấy công tác giảm nghèo chưa thật sự bền vững. Cấp phường, xã không có cán bộ chuyên trách công tác XĐGN, cán bộ kiêm nhiệm lại thường thay đổi nên không năm vững các chế độ chính sách và đối tượng trên địa bàn.
Nhìn chung, việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn từng huyện trong thời gian qua là tốt. Tuy nhiên, để thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết của Tỉnh uỷ là đến ngày TBLS 27/7/2007, Đồng Nai không còn hộ chính sách nghèo, tiến đến vượt nghèo bền vững thì các cấp chính quyền và cả cộng đồng cần phải chung tay nổ lực hơn nữa. Ban VHXH có kiến nghị như sau:
- Có kế hoạch điều tra hoàn cảnh, điều kiện sống của hộ chính sách còn nằm trong diện nghèo của huyện để có biệp pháp hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nầy nâng cao cuộc sống, thoát khỏi hộ nghèo bền vững như mục tiêu đã đề ra. Ngoài việc cho vay vốn để sản xuất, chăn nuôi, việc hỗ trợ các lao động có việc làm ổn định trong các công ty, xí nghiệp là giải pháp cơ bản, lâu dài. Vì thế cần hỗ trợ học văn hoá và tổ chức dạy nghề cho các đối tượng này. Đây là giải pháp mà địa phương cần quan tâm trong thời gian tới mới có thể giúp các hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Quan tâm giải pháp vận động các đơn vị đỡ đầu cho các hộ già yếu, neo đơn, không có khả năng lao động. Việc xây dựng nhà tình nghĩa cơ bản hoàn thành, hướng tới cần tập trung tu sửa các nhà tình nghĩa đã xuống cấp. Sở LĐTB&XH cần xem xét lại các quy định tại văn bản số 19/LĐ-TB&XH về tiếp nhận đối tượng chính sách nhập cư vào Đồng Nai có phù hợp với quy định của pháp luật và các văn bản cấp trên hay không để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Kim Ngọc