Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật đầu tư và quản lý quy hoạch

Đăng ngày: 20/10/2016
​Sở Xây dựng vừa có văn bản số 3016/SXD-QLN&TTBĐS ngày 04 tháng 10 năm 2016 kiến nghị một số vấn đề đối với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh để chuẩn bị tham dự kỳ họp thứ hai khóa XIV. .Theo đó, hiện nay có quá nhiều vấn đề pháp luật chưa quy định gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực quản lý quy hoạch và quản lý xây dựng. Cụ thể:

Quy định về thủ tục chấp thuận đầu tư: Theo khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2014 quy định dự án nhà ở bao gồm cả dự án khu đô thị, do vậy trình tự thủ tục thực hiện đầu tư dự án khu đô thị phải theo quy định của Luật Nhà ở, Luật đầu tư công, Luật xây dựng…các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật Nhà ở, Luật đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan khác. Tuy nhiên, quy định của pháp luật hiện hành không có hướng dẫn thực hiện bước lập thủ tục chấp thuận đầu tư dự án sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do vậy, Sở Xây dựng đã kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, điều chỉnh Điều 20 Nghị định 11/2013/NĐ-CP cho phù hợp với quy định của Luật nhà ở, Luật đầu tư và pháp luật có liên quan.

Quy định việc xử lý chuyển tiếp đối với các dự án chậm triển khai: Thời gian qua, nhiều dự án phát triển nhà ở, dự án bất dộng sản đã được giới thiệu địa điểm quá 2 năm, nhiều trường hợp đã kéo dài 5-10 năm. Theo quy định của Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, dự án quá 2 năm không triển khai sẽ bị thu hồi. Nhưng trên thực tế, do khách quan tình hình bất động sản khó khăn, các doanh nghiệp khi triển khai đã không thực hiện đúng tiến độ phân kỳ đầu tư của dự án nhưng nhà nước không thể thu hồi vì nếu thực hiện sẽ phải thu hồi hàng loạt dự án, không những gây thiệt hại cho doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến các quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài của tỉnh, ảnh hưởng và đảo lộn cuộc sống của người dân. Do vậy cần phải có giải pháp linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp xử lý chuyển tiếp, cụ thể như tiến độ giải phóng mặt bằng; tỉ lệ % giải phóng mặt bằng dự án, tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật và phân kỳ đầu tư cho phù hợp với năng lực của nhà đầu tư. Những nội dung này cần được nghiên cứu, ban hành để hướng dẫn thực hiện pháp luật có liên quan.

Kim Chung​