Tại kỳ họp 18 UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh dự thảo Nghị
quyết kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 99/2013/NQ-HĐND ngày 06/12/2013 của HĐND tỉnh về Đề án sữa học
đường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014-2020. Qua thẩm tra của Ban
VH-XH HĐND tỉnh cho thấy kết quả thực Đề án, từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn
tỉnh khoảng 352.000 em tham gia Đề án sữa học đường. Sau 07 năm thực hiện đề án,
tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cân nặng giảm từ 11,2% còn 2,4%; Tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng thấp còi giảm từ 12,3% còn 2,9%. Kinh phí thực hiện là 1.049 tỷ đồng,
trong đó ngân sách nhà nước 547 tỷ đồng (50%); phụ huynh đóng góp 383 tỷ đồng
(35%); công ty sữa hỗ trợ 164 tỷ đồng (15%).
Bà Trương Thị Kim Huệ - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
trình bày Tờ trình tại Kỳ họp
Ngày 06/12/2013, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 99/2013/NQ-HĐND
về Đề án sữa học đường giai đoạn
2014-2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; ngày 08/7/2016, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định số 1340/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình sữa học đường cải
thiện tình trạng dinh dưỡng và góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và
tiểu học đến năm 2020. Như vậy đến hết ngày 31/12/2020, Quyết định số 1340/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 99/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh hết hiệu
lực thi hành. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ chưa ban hành văn bản thay thế
Quyết định số 1340/QĐ-TTg, trong khi tại địa phương, đề án sữa học đường đã
triển khai thực hiện khá đồng bộ và đạt hiệu quả. Vì vậy, việc kéo dài thời gian
thực hiện Nghị quyết số 99/2013/NQ-HĐND sẽ không làm gián đoạn Đề án sữa học
đường, để trẻ tiếp tục được uống sữa, phù hợp với tình hình thực tế địa phương
cũng như việc kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017 - 2020
sang năm 2021.
Các em trong giờ uống sữa trong chương trình học đường
Mặt khác, tại điểm c khoản 5 Điều 19 của Luật Tổ chức chính
quyền địa phương quy định nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND là: “Quyết định biện pháp bảo vệ, chăm sóc
sức khỏe nhân dân; bảo vệ và chăm sóc người mẹ, trẻ em”.Do đó, HĐND tỉnh ban
hành Nghị quyết kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 99 về Đề án sữa học
đường giai đoạn 2014-2020 là cần thiết.Tổng kinh phí thực hiện, ngân sách nhà nước hỗ trợ
50%; phụ huynh đóng góp 35%; công ty hỗ trợ 15%. Để
Nghị quyết kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 99/2013/NQ-HĐND đạt hiệu
quả.
Ban VH-XH kiến nghị trong quá trình thực hiện quan tâm đến việc thường
xuyên kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện đề án, khắc phục những
hạn chế trong giai đoạn 2014-2020; tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án nhất là
đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ngoài công lập; thường xuyên theo dõi, cập nhật
thông tin khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế Quyết định số
1340/QĐ-TTg để kịp thời tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết cho giai đoạn
mới./.
Trương
Thị Hộp