Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 71-T1&2-2011

Những nội dung chủ yếu của luật Nuôi con nuôi.

Đăng ngày: 15/05/2013
​Luật Nuôi con nuôi ban hành là rất cần thiết vì việc nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xảy ra ở các quốc gia và đều được pháp luật các nước điều chỉnh. Ở nước ta, trong hoàn cảnh đất nước phải chịu những di chứng nặng nề của chiến tranh, điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, mức thu nhập của nhân dân còn thấp, nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặt biệt cần có mái ấm gia đình thì việc nuôi con nuôi là cần thiết và trở nên cấp thiết trong đời sống xã hội. 

​      ​Lần đầu tiên, pháp luật nước ta đã điều chỉnh thống nhất vấn đề nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong một Luật, trong đó biện pháp đảm bảo tăng cường giải quyết cho trẻ em làm con Nuôi trong nước, việc trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài chỉ là biện pháp thay thế cuối cùng sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thu xếp được cho trẻ em làm con nuôi trong nước. Luật nuôi con nuôi đã kế thừa và phát triển các quy định về nuôi con nuôi còn phù hợp với Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân gia đình và các văn bản pháp luật khác đã qua thực tế kiểm nghiệm, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, khả thi của các quy định pháp luật về nuôi con nuôi trong mối tương quan hài hòa với phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, pháp luật và thông lệ quốc tế. 

      Tại chương I gồm 13 điều quy định những vấn đề chung nhất liên quan đến việc nuôi con nuôi, bao gồm mục đích, nguyên tắc nuôi con nuôi, thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ em; khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em, người được nhận làm con nuôi. Chương II được quy định từ điều 14 đến điều 27, quy định cụ thể về những điều kiện đối với người nhận con nuôi trong nước; trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trình tự, thời hạn, thủ tục giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi tại UBND cấp xã. Trong điều 24 quy định rõ, về vấn đề dân tộc của con nuôi, trong trường hợp con nuôi là trẻ bị bỏ rơi, thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha mẹ nuôi. Từ điều 28 đến điều 43 quy định về các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; về điều kiện của người nhận con nuôi, về hồ sơ, thời hạn và trình tự thủ tục và giải quyết thủ tục cho công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi; về nuôi con nuôi ở khu vực biên giới và về tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. Pháp luật cho phép người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam. 

      Đối với phần trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về nuôi con nuôi,  luật đã quy định rõ tại chương IV gồm 6 điều, quy định chi tiết trách nhiệm của Chính phủ, Bộ tư pháp trong việc giúp Chính phủ thực hiện quản lý về nuôi con nuôi; trách nhiệm của Bộ Lao động TBXH; Bộ công an, Bộ ngoại giao và các Bộ ngành có liên quan trong việc phối hợp với Bộ tư pháp thực hiện quản  lý nhà nước về nuôi con nuôi và trách nhiệm của UBND các cấp về nuôi con nuôi.

     Luật nuôi con nuôi được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 17/6/2010 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011.

                                                                                   Ngọc Hiền