Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 93-T3-2013

Trao đổi thông tin với cử tri

Đăng ngày: 25/06/2013
​Trao đổi thông tin với cử tri

​     1. Nông dân xã Bình Lợi huyện Vĩnh Cửu rất băn khoăn với Quyết định số 1430/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 của UBND tỉnh cho thu hồi đất ruộng để khai thác đá tại mỏ đá xã Bình Lợi (còn có tên là Bàu Cật), vì điều này ảnh hưởng đến đời sống của bà con nông dân, đồng thời cũng băn khoăn về việc thực hiện khai thác đá có đảm bảo an toàn và kỹ thuật không. 

     Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời tại văn bản số 4700/STNMT-VP ngày 18/12/2012, như sau:

      Dự án khai thác mỏ đá xây dựng Bình Lợi đã được UBND tỉnh Đồng Nai cho phép Tổng Công ty Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Viêt Nam (gọi tắt là Tổng Công ty IDICO) được thăm dò đá xây dựng trên diện tích 70ha tại xã Bình Lợi huyện Vĩnh Cửu gồm hai khu vực: Khu vực 1 có diện tích 40ha và khu vực 2 có diện tích 70ha (Quyết định thăm dò số 3875/QĐ-UBND ngày 28/12/2009).

     Việc UBND tỉnh Đồng Nai cho phép Tổng Công ty IDICO thăm dò khoáng sản đá xây dựng là phù hợp với quy hoạch khoáng sản tỉnh Đồng Nai đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 143/2009/NQ-HĐND ngày 16/7/2009.

     Trong quá trình thực hiện việc thăm dò, rà soát hiện trạng thực tế thì khu vực 30ha có khoảng 25 hộ dân và hiện trạng đất đang trồng cây Tràm, màu, cho nên UBND tỉnh Đồng Nai chỉ phê duyệt trữ lượng trên diện tích 40ha tại Bàu Cật, khu vực này thường xuyên ngập nước nên canh tác nông nghiệp hiệu quả thấp (Quyết định phê duyệt trữ lượng số 3170/Q9Đ-UBND ngày 29/11/2010). 

     Trên cơ sở trữ lượng được phê duyệt, Tổng Công ty IDICO đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 810/QĐ-BTNMT ngày 09/5/2011, trong đó Tổng Công ty IDICO đã đưa ra các giải pháp để hạn chế các tác động đến môi trường như: 

     - Về các biện pháp giảm thiểu bụi:

     + Thường xuyên tưới nước trên đường vận chuyển từ những moong về bãi chứa.

     + Đắp bờ bao và trồng cây xanh xung quanh moong khai thác ngay từ ngày đầu xây dựng cơ bản mỏ.

      + Phun sương cao áp làm ướt đá tại các khu vực nghiền sàng.

      + Xe vận chuyển đá phải có bạt che.

      - Biện pháp giảm chấn động:

      Áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện.

    Ngoài ra khi xem xét cấp giấy phép khai thác (giấy phép khai thác số 1430/QĐ- UBND ngày 29/5/2012) UBND tỉnh còn yêu cầu Tổng Công ty IDICO phải đầu tư dây chuyền chế biến được bao che kín, đầu tư băng chuyền để vận chuyển sản phẩm từ mỏ đá xây dựng Bình Lợi ra bến thủy nội địa.

     Đầu tư hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng do tác động đến việc hạ thấp mực nước ngầm. 

     Với các giải pháp trên việc khai thác đá xây dựng tại mỏ đá xây dựng Bình Lợi sẽ hạn chế được các tác động đến môi trường sống của người dân trong khu vực sẽ đồng thời khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản ở vùng trũng thấp mà canh tác nông nghiệp không đạt hiệu quả cao. 

     Trong thời gian sắp tới, khi dự án đi vào hoạt động, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát. Nếu Tổng Công ty IDICO không thực hiện các giải pháp nêu trên, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có các biện pháp xử lý và đặc biệt sẽ kiến nghị UBND tỉnh đình chỉ hoạt động khai thác mỏ đá Bình Lợi của Tổng Công ty IDICO.

     2. Cử tri phường Long Bình thành phố Biên Hòa phản ánh: Hiện nay trên địa bàn phường xảy ra tình trạng không kiểm soát được các xe ra, vào để đổ rác, đổ xác gia súc tại khu vực hố rác 5 ha. Vào ban đêm, khu vực này thường đốt rác gây nên tình trạng ô nhiệm nặng. Cử tri đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm kiểm tra, xử lý.

     Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời tại văn bản số 4700/STNMT-VP ngày 18/12/2012, như sau:

     Thời gian qua, công tác quản lý các bãi rác tạm trên địa bàn tiếp tục được tăng cường. Riêng trên thành phố Biên Hòa, nhiều vụ đổ rác trộm đã được kiểm tra, phát hiện, gần đây nhất là vụ đổ rác tại ấp Bình Hóa, xã Hóa An, thành phố Biên Hòa. Để kịp thời chấn chỉnh các vụ việc nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương tăng cường công tác kiểm tra, đồng thời (văn bản số 1849/STNMT-CCBVMT ngày 20/6/2012); văn bản (số 2047/STNMT-CCBVMT ngày 2/7/2012) gửi UBND thành phố Biên Hòa, phòng Cảnh sát Môi trường tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành văn chỉ đạo số 5766/UBND-CNN ngày 01/8/2012 về việc xử lý tình trạng đổ trộm rác nguy hại tại khu vực mỏ đã khai thác trên địa bàn thành phố Biên Hòa.

     Riêng trường hợp phản ánh của cử tri phường Long Bình, ngày 28/11/2012, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân phường Long Bình để rà soát khu vực hố rác 5 ha tại phường Long Bình theo phản ánh của cử tri. Tuy nhiên, Đại diện Lãnh đạo Ủy Ban nhân dân phường Long Bình khẳng định trên địa bàn phường Long Bình hiện nay không có bãi rác như cử tri phản ánh. Vì vậy, để có cơ sở xử lý theo quy định đề nghị cử tri cung cấp đầy đủ thông tin chính xác về vị trí bãi rác và các thông tin có liên quan (nếu có) để làm cơ sở đề xuất, xử lý theo quy định.

     Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng đổ rác, chất thải tại các khu vực không đúng quy hoạch trên địa bàn thành phố Biên Hòa, theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản số 10498    /UBND-TH ngày 28/12/2012 yêu cầu Chủ tịch Ủy Ban nhân dân thành phố Biên Hòa với trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định tại Khoản 2, Điều 122, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, chỉ đạo các Phòng chuyên môn, các đơn vị liên quan chủ động rà soát các khu vực dễ xảy ra việc đổ rác, chất thải không đúng quy định, trường hợp phát hiện có tình trạng đổ rác như cử tri phản ánh, kịp thời xử lý và thông báo kết quả đến cử tri.

     3. Cử tri các phường An Bình, Tân Tiến, Tân Mai, Tam Hiệp thành phố Biên Hòa phản ánh và kiến nghị: Quy định tại thành phố Biên Hòa phải có diện tích đất từ 45 m2 đất trở lên mới được tách thửa gây khó khăn cho người dân nhất là đối tượng hộ nghèo; kiến nghị sửa đổi thủ tục trong việc cấp đổi GCNQSD đất (07 yêu cầu) từ sổ đỏ sang sổ hồng vì hiện nay đa số người dân đang rất vất vả trong việc xin cấp đổi.

    Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời tại văn bản số 4700/STNMT-VP ngày 18/12/2012, như sau:

     - Về diện tích tối thiểu được phép tách thửa:

    Theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 28/9/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 20/02/2012 về việc sửa đổi Khoản 3, Điều 3 và Điểm a, Khoản 2, Điều 4 của Quyết định số 68/2009/QĐ-UBND có quy định: diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với loại đất ở tại các phường trong thành phố Biên Hòa là 45 m2. 

     Quy định này được tính toán dựa trên quy chuẩn xây dựng (Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng) và tình hình thực tế tại thành phố Biên Hòa. Việc quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với loại đất ở tại các phường trong thành phố Biên Hòa là 45 m2 nhằm hạn chế hình thành những thửa đất có diện tích nhỏ, không thuận lợi cho người sử dụng đất và đảm bảo cảnh quan đô thị.

     - Về thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận:

     Theo quy định tại Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính, thì thành phần hồ sơ và thời gian thực hiện việc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy đỏ) sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy hồng) được quy định như sau:

     * Trường hợp cấp đổi mà có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, thì thực hiện như sau:

     - Về thành phần hồ sơ gồm:

     + Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận;

     + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (bản chính);

     + Bản vẽ hiện trạng nhà. (01 bản chính + 01 bản sao);

     + Giấy phép xây dựng và biên bản nghiệm thu (01 bản chính + 01 bản sao);

     + Hóa đơn xây dựng (01 bản chính + 01 bản sao);

     + Tờ khai lệ phí trước bạ (01 bản chính + 01 bản sao)

     - Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

     - Thời hạn giải quyết: không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính).

     * Trường hợp cấp đổi mà không yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, thì thực hiện như sau:

     - Về thành phần hồ sơ gồm:

     + Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận;

     + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính)

     - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

     - Thời gian thực hiện không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

     Như vậy, về thành phần hồ sơ thực hiện việc cấp đổi giấy chứng nhận đã được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường đang rà soát các thủ tục hành chính để có đề xuất cải cách theo hướng tinh gọn, đơn giản nhằm tạo thuận lợi cho người dân. 

     Ý kiến phản ánh của cử tri đề nghị sửa đổi thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ ghi nhận và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi. Tuy nhiên, hiện tại phải tuân thủ theo trình tự thủ tục đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên.

     4. Cử tri xã Đồi 61 huyện Trảng Bom phản ánh các hộ dân phải chờ quá lâu để giải quyết việc chuyển giao quản lý nhà ở, đất ở từ ngành cao su về địa phương quản lý để được cấp chủ quyền. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng giải quyết, trả lời.

     Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời tại văn bản số 4700/STNMT-VP ngày 18/12/2012, như sau:

     Năm 2003, Sở Tài nguyên và Môi trường và Công ty cao su Đồng Nai đã đề xuất UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3622/QĐ.CT.UBT ngày 09/10/2003 về việc thu hồi đất của Nông trường cao su Trảng Bom (thuộc Công ty cao su Đồng Nai) tại thị trấn Trảng Bom và xã Đồi 61, huyện Thống Nhất (nay là huyện Trảng Bom). Trong đó, diện tích thu hồi là 687.602,1 m2 đất tại thị trấn Trảng Bom và xã Đồi 61 do Nông trường Trảng Bom (thuộc Công ty Cao su Đồng Nai) đang sử dụng và giao cho Công ty Kinh doanh nhà Đồng Nai quản lý để lập quy hoạch và thực hiện việc bán nhà cho cán bộ, công nhân viên Công ty Cao su Đồng Nai theo quy định tại Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ. Đối với diện tích không thuộc diện bán nhà theo Nghị định 61/CP, thì giao cho UBND huyện Thống Nhất (nay là huyện Trảng Bom) và Công ty Cao su Đồng Nai quản lý. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố quyết định thu hồi đất đến các bên liên quan biết để thực hiện.

    Mặc dù trách nhiệm chính theo chỉ đạo của UBND tỉnh là Công ty Kinh doanh Nhà Đồng Nai và UBND huyện Trảng Bom, tuy nhiên trong quá trình thực hiện và đặc biệt là sau nhiều lần cử tri tại thị trấn Trảng Bom và xã Đồi 61 có đề nghị, kiến nghị giải quyết, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp với Công ty Kinh doanh nhà, Công ty cao su Đồng Nai, Nông trường Trảng Bom, UBND huyện Trảng Bom, UBND thị trấn Trảng Bom, UBND xã Đồi 61 và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom rà soát, thống kê cụ thể từng thửa đất, loại đất, diện tích, chủ sử dụng… đối với phần diện tích không thuộc trường hợp bán nhà theo Nghị định định 61/CP (khoảng 50,6 ha) và đã lập biên bản (ngày 22/6/2012) bàn giao ranh giới cho UBND huyện Trảng Bom để quản lý, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

     Như vậy, nội dung phản ánh của cử tri đã được xử lý xong ở giai đoạn rà soát, bàn giao diện tích không thuộc diện hóa giá nhà theo Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ cho địa phương. Nay thẩm quyền quản lý và bố trí sử dụng đất thuộc UBND huyện Trảng Bom (theo quy định tại Điều 25, 37, 52 Luật Đất đai năm 2003). Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Trảng Bom giải quyết kiến nghị của cử tri theo đúng thẩm quyền.

     5. Cử tri phường Long Bình, thành phố Biên Hòa phản ánh: trên địa bàn khu phố 8, phường Long Bình còn một số dự án chậm triển khai, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, đề nghị tỉnh xem xét, giải quyết.

      Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa đã trả lời tại văn bản số 6858/UBND-NC ngày 07/12/2012, như sau:

     Sau khi kiểm tra thực tế, xem xét  hồ sơ có liên quan đến các dự án đang triển khai trên địa bàn khu phố 8, phường Long Bình gồm có:

     1. Dự án đầu tư cải tạo và chỉnh trang cụm công nghiệp khu phố 8: Quy mô diện tích đất thực hiện khoản 180 ha, bao gồm cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hiện hữu đồng thời chỉnh trang lại khu dân cư tự phát đang xen trong cụm công nghiệp.

     2. Dự án mở rộng khu công nghiệp Amata: giai đoạn 2E với quy mô diện tích khoảng 55,4 ha và giai đoạn 3A với quy mô diện tích khoảng 64 ha.

     3. Dự án xây dựng khu  dân cư tái định cư phường Long Bình: Có quy mô diện tích khoảng 14,3 ha.

      - Các dự án trên điều do Công ty cổ phần Amata Việt Nam làm chủ đầu tư. Hiện nay, các dự án này đều trong quá trình thực hiện lập hồ sơ và các thủ tục pháp lý quy định trước khi tiến hành triển khai thực hiện. Quá trình lập hồ sơ và các thủ tục pháp lý liên quan đòi hỏi phải thực hiện lần lượt từng bước đúng theo các quy định của Luật Đất đai; Luật Xây dựng; Luật Quy hoạch và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn có liên quan của Nhà nước, trong đó công tác xác minh nguồn gốc đất, bồi thường giải tỏa và hỗ trợ, bố trí tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất là khâu phức tạp, khó khăn và chiếm nhiều thời gian nhất, do đó thời gian để triển khai thực hiện dự án kéo dài.

     6. Cử tri phường Long Bình thành phố Biên Hòa phản ánh: Hiện nay trên địa bàn phường xảy ra tình trạng không kiểm soát được các xe ra, vào để đổ rác, đổ xác gia súc tại khu vực hố rác 5 ha. Vào ban đêm, khu vực này thường đốt rác gây nên tình trạng ô nhiệm nặng. Cử tri đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm kiểm tra, xử lý.

     Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời tại văn bản số4700/STNMT-VP ngày 18/12/2012, như sau:

     Thời gian qua, công tác quản lý các bãi rác tạm trên địa bàn tiếp tục được tăng cường. Riêng trên thành phố Biên Hòa, nhiều vụ đổ rác trộm đã được kiểm tra, phát hiện, gần đây nhất là vụ đổ rác tại ấp Bình Hóa, xã Hóa An, thành phố Biên Hòa. Để kịp thời chấn chỉnh các vụ việc nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương tăng cường công tác kiểm tra, đồng thời (văn bản số 1849/STNMT-CCBVMT ngày 20/6/2012); văn bản (số 2047/STNMT-CCBVMT ngày 2/7/2012) gửi UBND thành phố Biên Hòa, phòng Cảnh sát Môi trường tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành văn chỉ đạo số 5766/UBND-CNN ngày 01/8/2012 về việc xử lý tình trạng đổ trộm rác nguy hại tại khu vực mỏ đã khai thác trên địa bàn thành phố Biên Hòa.

      Riêng trường hợp phản ánh của cử tri phường Long Bình, ngày 28/11/2012, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân phường Long Bình để rà soát khu vực hố rác 5 ha tại phường Long Bình theo phản ánh của cử tri. Tuy nhiên, Đại diện Lãnh đạo Ủy Ban nhân dân phường Long Bình khẳng định trên địa bàn phường Long Bình hiện nay không có bãi rác như cử tri phản ánh. Vì vậy, để có cơ sở xử lý theo quy định đề nghị cử tri cung cấp đầy đủ thông tin chính xác về vị trí bãi rác và các thông tin có liên quan (nếu có) để làm cơ sở đề xuất, xử lý theo quy định.

     ​ Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng đổ rác, chất thải tại các khu vực không đúng quy hoạch trên địa bàn thành phố Biên Hòa, theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản số 10498    /UBND-TH ngày 28/12/2012 yêu cầu Chủ tịch Ủy Ban nhân dân thành phố Biên Hòa với trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định tại Khoản 2, Điều 122, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, chỉ đạo các Phòng chuyên môn, các đơn vị liên quan chủ động rà soát các khu vực dễ xảy ra việc đổ rác, chất thải không đúng quy định, trường hợp phát hiện có tình trạng đổ rác như cử tri phản ánh, kịp thời xử lý và thông báo kết quả đến cử tri.