Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 19+20-Tháng 12/2005+01/2006

TRÊN 90% ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH KHOÁ VII CÓ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ TRÊN ĐẠI HỌC

Đăng ngày: 18/01/2006
Ngày 03/01/2005 Phóng viên Báo Người đại biểu nhân dân đã có cuộc phỏng vấn Đ/c Huỳnh Chí Thắng – Phó chủ tịch HĐND tỉnh về cơ cấu tổ chức bộ máy, hoạt động của HĐND. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

1. Hỏi: Trong nhiệm kỳ này cơ cấu tổ chức bộ máy của HĐND tỉnh Đồng Nai đã có những thay đổi gì so với trước.

PCT.HĐND tỉnh Huỳnh Chí Thắng

        
Trả lời: Bước vào nhiệm kỳ 2004-2009, sau kỳ bầu cử ngày 19/4/2004 đã bầu được 73 đại biểu, tăng 02 đại biểu so với nhiệm kỳ trước, trong đó tuổi trung bình nhiệm kỳ này cao hơn nhiệm kỳ trước 3 tuổi; tỷ lệ tái cử cao hơn 10% ( nhiệm kỳ này 32,8%, nhiệm kỳ trước là 22,5%); đai biểu có trình độ đại học và trên đại học cao hơn nhiệm kỳ trước 4%( nhiệm kỳ này 90,4%, nhiệm kỳ trước 85,9%). Tuy vậy tỷ lệ đại biểu nữ, đại biểu trẻ, đại biểu ngoài Đảng thấp hơn nhiệm kỳ trước...

Về cơ cấu tổ chưc Thường trực HĐND, các ban HĐND tỉnh cũng có một số thay đổi so với nhiệm kỳ trước: số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách nhiệm kỳ này tăng gấp 2 lần so với nhiệm kỳ trước (nhiệm kỳ trước 4 người, nhiệm kỳ này 8 người), trong đó số lượng Thường trực HĐND có 03 người, tăng thêm một người chuyên trách là UVTT; các Ban HĐND vẫn có 03 Ban như trước, số lượng thành viên Ban pháp chế không thay đổi, Ban KTNS giảm 2 người, Ban VHXH tăng 2 người so với nhiệm kỳ trước và số lượng cán bộ lãnh đạo mỗi ban có tăng lên (tăng 01 lãnh đạo Ban chuyên trách so với nhiệm kỳ trước). Nhiệm kỳ này mỗi Ban có Trưởng Ban chuyên trách, 01 Phó Ban chuyên trách và 01 Phó Ban kiêm nhiệm.

2 Hỏi: Đồng Nai là một trong rất ít các tỉnh có trưởng và phó các Ban của HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách, cho biết xuất phát điểm của việc tổ chức này.

Trả lời: Xuất phát điểm của việc tổ chức này được rut ra từ mấy nguyên nhân và điều kiện sau đây:

- Thứ nhất: Đồng Nai là một trong những tỉnh đất rộng, người đông (diện tích tự nhiên 5,862,73km2  , dân số trên 02 triệu người), là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vì vậy kinh tế phát triển với tốc độ cao, thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước vào Đồng Nai hàng năm ở mức cao, quá trình đô thị hóa nhanh, tình hình phát triển xã hội và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh đòi hỏi cũng phải được tăng cường…Từ thực tiễn như vậy đòi hỏi hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và tổ chức, hoạt động của HĐND nói riêng cũng phải được tăng cường mới theo kịp tình hình phát triển của kinh tế-xã hội;

- Thứ hai: Thực tiễn hoạt động của HĐND nói chung và các Ban HĐND nói riêng những nhiệm kỳ trước tuy có nhiều tiến bộ, song nhìn chung còn hạn chế, chất lượng các báo cáo, tờ trình chưa đạt yêu cầu. Hội nghị tổng kết hoạt động của HĐND và UBND tỉnh nhiệm kỳ 1999-2004 do HĐND và UBND tỉnh tổ chức tháng 3/2004 đã phân tích, đánh giá những cái được, cái chưa được, rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động của HĐND trong những nhiệm kỳ tới, trong đó hội nghị nhấn mạnh một trong những nguyên nhân yếu kém là do:”hoạt động của các Ban chưa đều, thời gian mà các thành viên dành cho hoạt động HĐND còn ít, chất lượng và hiệu quả công tác giám sát còn hạn chế. Các báo cáo thẩm tra, thẩm định, thuyết trình chưa có tính phản biện sâu sắc”. 

- Thứ ba: Cũng tại hội nghị nói trên, trong bài phát biểu chỉ đạo, đồng chí Phó Bí thư, kiêm Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt Tỉnh ủy đã rút ra 7 bài học kinh nghiệm, trong đó Tỉnh ủy nhấn mạnh bài học kinh nghiệm:“ hoạt động của các Ban HĐND có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của HĐND, trong đó chức năng giám sát, thẩm định của các Ban có ý nghĩa quyết định. Vì vậy nhiệm kỳ tới phải chú ý tăng cường các đại biểu chuyên trách cho các Ban, đồng thời phải bầu vào các Ban HĐND những đại biểu có trình độ chuyên môn cao, giỏi nghiệp vụ, có năng lực hoạt động và co kiến thức về pháp luật đối với nhiệm vụ được giao”. Có thể nói, bài phát biểu chỉ đạo của Tỉnh ủy là kim chỉ nam cho việc tổ chức, hoạt động của HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2009 về sau. Chủ trương này đã được Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện ngay từ ngày bầu cử đại biểu HĐND các cấp và được cụ thể hóa tại kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ 2004-2009. Tôi xin nói thêm rằng, tại hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy bàn về tổ chức, nhân sự HĐND tỉnh nhiệm ky 2004-2009, có đồng chí Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy là đại biểu Quốc hội khóa X còn đề nghị mỗi Ban HĐND tỉnh nên cơ cấu 03 đại biểu chuyên trách, gồm Trưởng Ban, 01 Phó Ban và 01 thành viên chuyên trách, nhưng cuối cùng Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết nghị cơ cấu mỗi Ban HĐND tỉnh có 02 đại biểu chuyên trách như đã nói ở trên.

 Như vậy, xuất phát điểm của việc cơ cấu Trưởng, Phó các Ban của HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách trước hết được xuất phat từ thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội, thực tiễn hoạt động của HĐND những nhiệm kỳ qua. Song vấn đề có tính quyết định là được Tỉnh ủy quan tâm và đánh giá sâu sắc vai trò, vị trí quan trọng của HĐND nói chung và các Ban HĐND nói riêng, được UBND, các ngành, các cấp đồng thuận, được đại biểu HĐND-người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân nhất trí cao.

3. Hỏi. Đánh giá đôi nét về hoạt động của các Ban, đặc biệt là vai trò của các trưởng và phó Ban HĐND tỉnh:

Trả lời.

Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội khóa X ban hành ngày 26/11/2003, trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Ban HĐND. Cùng với việc các Ban HĐND tỉnh được tăng cường Trưởng, Phó Ban chuyên trách, cho nên hoạt động của các Ban mang tính chuyên nghiệp hơn; Trưởng, Phó Ban chuyên trách là những người có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, có điều kiện  tìm hiểu, nắm vững luật, quy chế hoạt động của HĐND, các chế độ chính sách của Nhà nước sâu hơn, hệ thống hơn…,đặc biệt họ có điều kiện hoạt động HĐND nhiều hơn.

Từ ngày thành lập (5/2004) đến nay, các Ban HĐND tỉnh đã thẩm tra khối lượng lớn các báo cáo, tờ trình giúp HĐND tỉnh Ban hành 27 Nghị quyết đúng luật, đúng định hướng của cấp ủy địa phương, đạt chất lượng cao, phù hợp với thực tiễn và nhanh chóng đi vào cuộc sống; giữa 2 kỳ họp các Ban đã tổ chức được gần 50 đoàn giám sát và hàng chục cuộc khảo sát (tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ của nhiệm kỳ trước) trên nhiều lĩnh vực; công tác tiếp công dân định kỳ tại phòng tiếp dân của tỉnh được thực hiện thường xuyên theo định kỳ hàng tuần; tham gia giải  quyết thành công nhiều đơn, thư, khiếu nại bức xúc, kéo dài của công dân…

 4. Hỏi.   Nhiều ý kiến cho rằng Hoạt động kiêm nhiệm là một tồn tại lớn của các Ban HĐND, cấp tỉnh cũng như cấp huyện. Đánh giá như thế nào về ý kiến này từ thực tiễn của Đồng Nai?

Trả lời: Tôi tán thành với các ý kiến đánh giá như vậy, bởi đại biểu hoạt động kiêm nhiệm dĩ nhiên họ sẽ bị chi phối thời gian, công sức cho nhiệm vụ chính của họ, còn nhiệm vụ HĐND chỉ là việc phụ. Tôi nhớ một đại văn hào từng nói: kẻ nào cùng một lúc muốn hoàn thành nhiều việc thì đó là kẻ lười biếng. Tuy nhiên ở đây không phải là do họ lười biếng mà do quy định như vậy.

Năm 2001, nhiệm kỳ 1999-2004, HĐND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết về “tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND”, trong đó có quy định: đại biểu HĐND ngoài trách nhiệm phải tham dự đầy đủ các kỳ họp HĐND và tiếp xúc cử tri theo luật định, nếu đại biểu là thành viên không chuyên trách của các Ban HĐND phải dành thời gian cho hoạt động HĐND ít nhất 4 ngày trong một tháng, các đại biểu khác là 2 ngày trong một tháng…Tuy nhiên, qua tổng kết đánh giá và bình xét hàng năm của HĐND tỉnh cho thấy: hầu hết các đại biểu không đạt chỉ tiêu này, trong đó các thành viên không chuyên trách của các Ban HĐND tỉnh bình quân chỉ tham gia các hoạt động của Ban chỉ 2 ngày trong một tháng, thậm chí có đại biểu chỉ tham gia được một ngày/tháng. Bên cạnh đó chất lượng hoạt động của các đại biểu này thường là không cao, bởi hàng ngày công việc chính đã ngốn hết thời gian và công sức của họ, còn đâu để họ tính đến việc kiêm nhiệm , mặt khác phần lớn những người kiêm nhiệm đều có tư tưởng ỷ lại, mọi việc đã có Trưởng, Phó Ban chuyên trách chuẩn bị, lo liệu…Nói chung, mức độ tham gia các hoạt động HĐND của các thành viên kiêm nhiệm còn nhiều hạn chế cả về thời gian tham gia hoạt động làm việc, đóng góp ý kiến váo các dự thảo báo cáo của Ban.

5. Hỏi: Trong cơ cấu tổ chức bộ máy HĐND hiện nay chúng ta đang có những “điểm yếu nào” đề xuất biện pháp để khắc phục?

Trả lời:

 Theo tôi, cơ cấu tổ chức, bộ máy của HĐND cấp tỉnh và cấp huyện là tương đối đáp ứng yêu cầu hoạt động theo luật định, nhưng đối với HĐND cấp xã cần phải được nghiên cứu để tăng cường, bổ sung hoàn thiện hơn. Vấn đề này tôi đã có bài trả lời phỏng vấn đăng trên Báo Người đại biểu Nhân dân về việc thí điểm thành lập Ban HĐND cấp xã, vì vậy ở đây tôi không nhắc lại.

Ngoài ra, theo tôi còn nhiều “điểm yếu” khác của HĐND: Thứ nhất đó là tỷ lệ đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách quá thấp, càng xuống dưới (HĐND cấp dưới) tỷ lệ này càng giảm. Thứ hai đại biểu HĐND các cấp còn nặng về cơ cau theo ngành, theo giới, theo độ tuổi mà chưa coi trọng về điều kiện hoạt động; mới coi trọng về mặt đại biểu có trình độ văn hóa và là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri (năng lực tiếp nhận) mà chưa quan tâm đến năng lực của một người quản lý, tức là năng lực quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Thứ ba các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của HĐND chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ theo luật định (bao gồm bộ phận giúp việc và điều kiện, phương tiện làm việc), nhất là đối với HĐND cấp huyện và đặc biệt là đối với HĐND cấp xã càng khó khăn, bất cập.

Ngoài những vấn đề kể trên, theo tôi cần nghiên cứu để cấu trúc lại hệ thống tổ chức HĐND các cấp, trong đó HĐND cấp tỉnh và HĐND cấp xã cần phải tăng cường hơn nữa về mọi mặt (trước hết là khắc phục những điểm yếu kể trên), đặc biệt đối với cấp xã phải được cải cách mạnh mẽ hơn cả tổ chức bộ máy và nội dung, cơ chế hoạt động theo hướng dân chủ trực tiếp. Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy, nội dung và cơ chế hoạt động của HĐND các cấp cần phân biệt HĐND đô thị khác với HĐND nông thôn.

6. Hỏi: Cho biết suy nghĩ về vấn đề tổ chức bộ máy và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND hiện nay:

Trả lời:

Đây là nội dung lớn, phạm vi rộng. Vì vậy trong khuôn khổ bài này, tôi chỉ nêu một vài suy nghĩ nhỏ mà chúng tôi đã, đang làm.

Như trên đã phân tích, tổ chức bộ máy HĐND có tính chất quyết định đến chất lượng, hiệu quả, hiệu lực hoạt động HĐND. Nhận thức được điều này, ngày…., đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh đã chỉ đạo và giao trách nhiệm cho Thường trực HĐND tỉnh chủ trì đăng ký với Sở Khoa học và công nghệ tỉnh nghiên cứu đề tài khoa học ứng dụng cấp tỉnh “ Nâng cao chất lượng tổ chức, hoạt động của HĐND cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Ngày 28/12/2005, Chủ nhiệm đề tài (Thường trực HĐND tỉnh) đã bảo vệ thành công đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết trước Hội đồng Khoa học tỉnh. Hướng nghiên cứu của đề tài sẽ đi sâu, làm rõ những mặt được, chưa được về tổ chức, hoạt động của HĐND cấp xã, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất biện pháp khắc phục, mà tập trung vào những “điểm yếu” như tôi đã trình bày trên đây. Nếu thành công, đề tài sẽ là cơ sở để kiến nghị Đảng, Nhà nước bổ sung, sửa đổi Luật Tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội khóa X ban hành ngày 26/11/2003, đồng thời sẽ xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền từng bước đưa vào thực hiện thí điểm những vấn đề không trái với Luật hiện hành để rút kinh nghiệm.  

Nhân dịp năm mới, thay mặt HĐND tỉnh Đồng Nai chúc toàn thể anh chị em Báo Người đại biểu Nhân dân hạnh phúc, an khang, thịnh vượng; chúc Báo Người đại biểu Nhân dân ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, xứng đáng là người bạn tin cậy của Người đại biểu Nhân dân.