Luật Đầu tư
công đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13 và tại
phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp,
Dự thảo Luật Đầu tư công (Dự thảo ngày 25/02/2014) có 6 chương và 93 điều) với 07
nội dung chính và các điểm mới như sau:
- Phạm vi điều chỉnh Luật bao quát được việc quản
lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư công.
- Đã thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương
đầu tư, là nội dung đổi mới quan trọng nhất của Luật Đầu tư công; đó là điểm khởi
đầu quyết định tính đúng đắn, hiệu quả của chương trình, dự án; nhằm ngăn ngừa
sự tùy tiện, chủ quan, duy ý chí và đơn giản trong việc quyết định chủ trương đầu
tư.
- Tăng cường
và đổi mới công tác thẩm định về nguồn vốn và cân đối vốn, coi đó là một trong
những nội dung quan trọng nhất của công tác thẩm định chương trình, dự án đầu
tư công;
- Dự án Luật
Đầu tư công khi được ban hành sẽ đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và xuyên suốt
trong toàn bộ quá trình quản lý chương trình, dự án Đầu tư công;
- Đổi mới mạnh
mẽ công tác lập kế hoạch đầu tư; chuyển từ việc lập kế hoạch ngắn hạn, hang năm
sang kế hoạch trung hạn 5 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
5 năm;
- Tăng cường
công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án
đầu tư công;
- Tiếp tục đổi
mới hoàn thiện quy chế phân cấp quản lý đầu tư công phân định quyền hạn đi đôi
với trách nhiệm của từng cấp.
Tham gia phát
biểu ý kiến tại hội nghị, các đại biểu cho rằng cần làm rõ một số vấn đề trong
dự thảo luật như:
Đại biểu đề
nghị làm rõ khái niệm vốn đầu tư công là gì? Khái niệm về Đầu tư theo hình thức
đối tác công tư PPP? (Điều 4) và đề nghị
Ban soạn thảo Dự án luật làm rõ tiêu chí phân loại các Dự án đầu tư công (Điều
7 -Điều 11)
Về công khai,
minh bạch trong đầu tư công ở Điều 14, đại biểu đề nghị cần làm rõ lĩnh vực
công khai; cần công khai những dự án trọng điểm; công khai quy trình lấy ý kiến
và tiếp thu ý kiến; Công khai tổ chức, cá nhận vi phạm trong lĩnh vực Đầu tư
công (hình thức chế tài)
Có ý kiến đề
nghị làm rõ thế nào là dự án đầu tư công kém hiệu quả tại khoản 4 (Điều 16 -
Hành vi bị cấm)
Tại Chương 2
- Chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án đầu tư
công, qua những ý kiến còn khác nhau về chủ trương đầu tư, đại biểu đề nghị làm
rõ thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của dự án đầu tư công, dự án nào cấp
trung ương quyết định chủ trương đầu tư, dự án nào cấp địa phương quyết định chủ
trương (Điều 17) và trong Lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án đầu tư
thì cần làm rõ thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư (Điều 28) và căn cứ lập,
thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư công ngoài chiến lược phát triển KT-XH 10
năm, kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm, Đại biểu đề nghị cần quan tâm thêm Quy hoạch
tổng thể phát triển KT-XH ở địa phương và chiến lược phát triển KT-XH vùng kinh
tế (Điều 29)
Ông Trương Văn Vở - Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai phát biểu tại Hội nghị
Nét mới trong
Dự thảo Luật lần này là Căn cứ lập Kế hoạch đầu tư công là chuyển từ lập kế hoạch
hàng năm sang kế hoạch trung hạn 5 năm, phù hợp kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm
của đất nước (Chương III - Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư
công)
Sau hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban
Kinh tế của Quốc hội sẽ tiếp tục tiếp thu các ý kiến của đại biểu tham dự Hội
nghị vào dự thảo Luật Đầu tư công và gửi xin ý kiến các Đoàn ĐBQH vào nữa đầu
tháng 3 để chuẩn bị cho việc thông qua Dự án Luật này vào kỳ họp thứ 7, Quốc hội
khóa 13
(Bài, ảnh: Đức
Nhuận)