Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Bộ ngành trung ương giải quyết kiến nghị của cử tri Đồng Nai

Đăng ngày: 17/09/2015
​Qua tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận chuyển Ban Dân nguyện của Quốc hội những ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, Bộ, Ngành cấp Trung ương. Đến nay kết quả trả lời, giải quyết như sau:

I. Bộ Giao thông vận tải:

1. Kiến nghị: Cử tri kiến nghị tăng cường kim tra và xử phạt nghiêm các xe chở quá tải, quá khổ lưu thông trên đường gây hư hỏng đường và không đảm bảo an toàn giao thông. Đặc biệt cần xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, nhất là người có hành vi tiêu cực khi thi hành công vụ
Bộ Giao thông vận tải Trả lời:
Thời gian qua Đảng, Quốc hội, Chính phủ, y ban An toàn giao thông Quốc gia, các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt đối với công tác kiểm soát tải trọng phương tiện; Bộ GTVT, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan đã phối hp tốt trong công tác chỉ đạo, điều hành; y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt thực hiện nghiêm túc. Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện bước đầu đã đạt được những kết quả, đặc biệt từ ngày 01/4/2014.
Ngày 24/12/2014, Bộ Công an và Bộ GTVT đã phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Kế hoạch 12593/KHPH/BGTVT-BCA về phối hợp, thực hiện việc tuần tra kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá trọng tải ca ô tô vận chuyển hàng hóa trên dường bộ (Kế hoạch 12593). Tiếp theo, ngày 24/4/2015, liên Bộ GTVT-Công an đồng chủ trì tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác kiểm soát tải trọng phương tiện các tháng đầu và triển khai nhiệm vụ cần thực hiện những tháng cuối năm 2015. Hội nghị đã đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vưng mắc, đồng thời đưa ra các giải pháp để tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ với mục tiêu đến cuối năm 2015 cơ bản không còn phương tiện vi phạm chở quá tải trọng cho phép.
Theo số liệu thống kê từ hệ thống quản lý Trạm kiểm tra tải trọng xe cho thấy:
Từ ngày 01/01/2015 đến 31/7/2015 các trạm kiểm tra tải trọng xe (KTTTX) lưu động đã dừng, kiểm tra 274.033 xe ô tô, phát hiện và lập biên bản 28.181 trường hp vi phạm, tỷ lệ xe vi phạm trên tổng số xe được kiểm tra bằng 10,28%. Riêng trong tháng 7/2015 (từ ngày 01/7/2015 đén 31/7/2015) các trạm KTTTX lưu động đã dừng, kiểm tra 33.273 xe ô tô, phát hiện và lập biên bản 2.607 trường hp vi phạm, tỷ lệ xe vi phạm trên tổng số xe được kiểm tra bằng 7.84%.
Để tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 07/01/2015 và phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong các tháng tiếp theo của năm 2015, nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, ngành, địa phương như sau:
Bộ Công an: Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 48/KH-BCA-CSGT ngày 12/3/2015 về tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý hành vi vi phạm về chuyên đề xe ô tô chở hàng quá tải trên đường bộ; lực lượng Cảnh sát giao thông ngoài việc tham gia phối hp với các lực lượng liên ngành theo Kế hoạch 12593, phải tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm quá tải theo kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) thường xuyên của Công an địa phương; lực lượng Cảnh sát giao thông đường sắt, Cảnh sát đường thủy tăng cường phối hp kiểm tra việc xếp hàng hóa lên ô tô tại các nhà ga đường sắt, cảng thủy, bến thủy và kiến nghị x lý theo quy định. Tiếp tục huy động các lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát cơ động, Công an cấp huyện... điều tra, giải quyết, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi “hối lộ”, “cò”, “môi giới dẫn xe” vượt hoặc né tránh điểm kiểm tra tải trọng xe, hành vi chống đối, phá hoại cân KTTTX. Chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông phối hp với công an các đơn vị, địa phương khẩn trương hoàn thành lắp đặt cân điện tử cố định trên một số tuyến quốc lộ trọng điểm để phục vụ kiểm soát tải trọng xe; chỉ đạo các Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường cao tốc, tổ chức kiểm soát tải trọng xe tại các nút giao ra vào đường cao tốc. Phối hop xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ.
Bộ Giao thông vận tải: chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, nghiên cứu sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về vận tải đường bộ; xây dựng Nghị định sửa đối Nghị định số 107/2014/NĐ-CP và Nghị định 171/2013/NĐ-CP; xây dựng Thông tư thay thế Thông tư số 07, Thông tư số 03, Thông tư số 65 quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; tiếp tục rà soát, loại bỏ biển báo hiệu đường bộ không phù hợp; phối hợp vi các địa phương rà soát các Quyết định, Quy chế phối hp chỉ đạo, điều hành trong công tác KTTTX đã ký giữa Bộ GTVT và UBND các tỉnh để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp Kế hoạch 12593; đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án Điều chỉnh Quy hoạch tổng thề Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; triển khai đầu tư hệ thống cân tích hợp tại các trạm thu phí, nhất là trên các tuyến cao tốc, mục tiêu cơ bản không còn xe quá tải trên các tuyến đường cao tốc; bố trí các điểm KTTTX lưu động hợp lý hiệu quả nhất; lực lượng Thanh tra giao thông tập trung kiểm tra, xử lý ngay tại nơi xuất phát hoặc gn khu vực kho, cảng biển, cảng thủy nội địa, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa lên xe ô tô vận tải để ngăn chặn, xử lý kịp thời các xe ô tô chở hàng quá tải trước khi lưu thông trên các tuyến đường và xử lý vi phạm về kích thước thùng xe. Ch đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với Công an các đơn vị, địa phương (nhất là lực lượng Cảnh sát giao thông), tăng cường trao đổi thông tin về công tác bảo đảm TTATGT, kiểm soát tải trọng xe; thống kê các địa phương có lưu lượng xe quá tải thấp để điều chuyển các Trạm KTTTX lưu động tại các địa phương này cho các địa phương có lưu lượng xe quá tải lán, diễn biến phức tạp như Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh; thông báo cho các địa phương có tỷ lệ xe vi phạm bị xử phạt thấp so với số xe vào kiểm tra và hiệu quả KTTTX hạn chế, tình hình xe quá tải còn phức tạp. Tiếp tục phối hp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện tại các điểm KTTTX lưu động, tập trung tại các địa phương nơi xe quá tải diễn biến phức tạp; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã ký cam kết đối với các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp khai thác cảng, bến thủy ni địa và nhà ga và các đơn vị thi công các công trình lớn, tự cắt bỏ phần thùng hàng vựợt quá kích thước. Yêu cầu Thanh tra Bộ khi tổ chức thanh tra các dự án đầu tư xầy dưng hạ tầng giao thông, nếu phát hiện tình trạng chuyên chở vật kiệu, hàng hóa quá tải trọng trong thi công xây dựng phải báo cáo lãnh đạo B để có hình thực xử lý. Tiếp tục phối hp vói các cơ quan thông tin đại chúng tăng cượng tun truyền các quy định của pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, kịp thời tăng cường kết nối, nâng cao năng lực và hiệu quả của các phương thức vận tải đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và hàng không để giảm áp lực cho vận tải đường bộ; thiết lập môi trường kinh doanh vận tải bình đẳng, lành mạnh, có cơ cấu thị phần hợp lý giữa các phương thức vận tải. Giao trách nhiệm cho các đơn vị quản lý kho, cảng, bến bãi, nhà ga, các doanh nghiệp, chủ xe, quản lý chặt chẽ việc xếp hàng hóa lên xe ô tô ngay tại nguồn hàng, bảo đảm không vượt trọng tải mới cho xe xuất phát.
y ban nhân dân các địa phương: tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Công điện số 16/CĐ-TTg, Kế hoạch 12593 và Thông báo số 04 của liên Bộ; phối hp chặt chẽ với Bộ GTVT và Bộ Công an trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, kiểm soát tải trọng xe; quản lý các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, khai thác mỏ, các nhà máy, xí nghiệp, các nông, lâm trường, các cảng, các doanh nghiệp vận tải về việc xếp hàng hóa trên xe ô tô ngay trong khu vực do mình quản lý; tiếp tục ưu tiên sử dụng kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ địa phương cho công tác bảo đảm TTATGT, kiểm soát tải trọng xe. Gắn trách nhiệm của chính quyền cơ sở cấp huyện, xã nếu để xe quá tải hoạt động tại khu vực các mỏ, các công trình xây dựng trên địa bàn.
Các đơn vị địa phương: theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong hoạt động xe quá tải; tiếp tục phối hp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội đối với hoạt động kiểm soát tải trọng xe; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Những vụ việc đột xuất, khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện phải báo cáo ngay để chỉ đạo giải quyết.
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam: tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền vận động các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá thực hiện nghiêm các quy định về tải trọng xe ô tô.
2. Kiến nghị: Cử tri kiến nghị kiểm tra và thông báo cho cử tri rõ về giải pháp x lý tình trạng phê duyệt Dự án đầu tư đường cao tốc Bến Lức - Long Thành với suất đầu tư quá cao.
Bộ GTVT trả lời:
- Năm 2012, Thủ tưng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT đánh giá, phân tích về suất vốn đầu tư xây dựng đường ô tô cao tc tại Việt Nam và so sánh với các nước trong khu vực. Ngày 22/01/2013, Bộ Xây dựng đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 129/BXD-KTXD, theo đó chi phí đầu tư xây dựng đường cao tốc Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố (điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn phức tạp, đặc điểm canh tác nông nghiệp và quy hoạch dân cư sống tập trung đông, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư cao, thời gian, xây dựng dự án bị kéo dài làm tăng chi phí đầu tư do trượt giá, biến đng giá; giá vật liệu thường biến động ln khi triển khai xây dựng, phát sinh chi phí...
- Như vậy, thể thấy những nguyên nhân chính làm cho suất vốn đầu tư bình quân giữa các vùng miền; giữa các dự án có sự chênh lệch ln phụ thuộc vào các yếu t: khối lượng xây dựng công trình cầu, khối lượng xử lý nền đất yếu, khối lượng giải phóng mặt bằng. Nếu không tính đến các yếu tố này thì chi phí xây dựng không chênh lệch nhiêu, bình quân khoảng 8,0 triệu USD/km đường ô tô cao tốc 4 làn xe (quy đổi về mặt bằng giá quý II năm 2012); cụ thể một số dự án như sau: Đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây là 10,54 triệu USD/km, đường cao tc Giẽ - Ninh Bình là 8,29 triệu USD/km, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai khoảng 4,19 triệu USD/km.
- Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,8 km, với quy mô 4 làn xe là tuyển đường có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (đồng thời kết ni với Sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai). Dự án qua khu vực có điều kiện địa hình, địa chất đặc biệt, phải xử lý nền đất yếu trên toàn tuyến nên phải xây dựng 25,7 km cầu (chiếm tỷ trọng 44%) gồm: 13,3 km cầu cạn và 11 cầu vượt sông với tổng chiều dài 12,4 km (trong đó có hai cầu dây văng Bình Khánh, Phước Khánh có yêu cầu thiết kế đặc biệt đáp ứng tiêu chuẩn động đất cấp VII và khổ thông thuyền đảm bảo cho tàu có trọng tải đến 30000 DWT lưu thông trên tuyến luồng Soàỉ Rạp và Lòng Tàu). Vì vậy, dự án có suất đầu tư 25,8 triệu USD/km cao hơn các dự án khác (do phải xây dựng nhiều cầu, công trình đặc biệt và xử lý nền đất yếu), nếu không tính tới các yếu tố trên thì suất đầu tư dự án là 10,36 triệu USD/km. Tại Nhật Bản, chi phí xây dựng đường cao tốc cũng rất lớn do phải đáp ứng các tiêu chuẩn về động đất, ví dụ đường cao tốc (hai làn xe) Tomei có suất đầu tư 39,6 triệu USD/km, đường cao tốc Bắc Kanto (2 làn xe) có suất đầu tư 65 triệu ƯSD/km, đường vành đai 2 Nagoya (4 làn xe) có suẩt đầu tư 207 triệu USD/km.
Để kiểm soát chặt chẽ chi phí xây dựng đường cao tốc, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý đầu tư xây dựng đường cao tốc hiệu quả như:   
- Rà soát, phân kỳ đầu tư hợp lý; rà soát lựa chọn các giải pháp kỹ thuật hợp lý, tiết kiệm; tăng cường áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới.
- Quản lý chặt chẽ chất lượng từ khâu lập dự án đầu tư đến thiết kế chi tiết và triển khai thi công;
- Bố trí đủ nguồn vốn bảo đảm tiến độ xây dựng công trình; phối hợp chặt chẽ với các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo đúng kế hoạch;
- Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình triển khai xây dựng, xử lý nghiêm các trường hp thực hiện không đúng các quy định làm giảm cht lượng, tăng chi phí không hợp lý.
3. Kiến nghị: Đề nghị các nhà đầu tư sửa chữa, cải tạo nâng cấp các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh Đồng Nai (dự án B.O.T) thanh toán chi phỉ sử dụng điện chiếu sáng hàng tháng cho địa phương.
Bộ GTVT trả lời:
Để triển khai đồng bộ, đảm bảo tính thống nhất của các dự án mở rộng Quốc lộ 1 (QL1) đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ, đồng thời đảm bảo tiết kiệm nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn hiện nay phù hợp với chủ trương của Chính phủ, Bộ GTVT đã quy định không đầu tư xây dựng vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng trên toàn bộ các dự án mở rng QLl.
Đối với dự án sửa chữa, cải tạo nâng cấp các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh Đồng Nai (B.O.T) bao gồm dự án cải tạo nền, mặt đường QL1 đoạn Phan Thiết - Đồng Nai (Kml720+800 - Kml841+000) và đoạn thuộc dự án xây dựng QL1 đoạn tránh TP. Biên Hòa (đoạn Kml 841+000 - Km 1851+714) cũng áp dụng các quy định chung của Bộ GTVT đối với toàn tuyến QL1 chỉ nâng cấp nền, mặt đường không đầu tư hệ thống chiếu sáng, vỉa hè. Các hạng mục này nếu đầu tư do địa phương chịu trách nhiệm, vì vậy các khoản kinh phí liên quan đến hệ thông chiếu sáng hiện hữu do đơn vị chủ quản của địa phương thanh toán.
4. Kiến nghị: Cử tri phản ánh tình trạng QL20 đang trong quá trình cải tạo, nhưng việc thi công của nhà thầu không đm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan quan tâm kiểm tra, kịp thời có giải pháp khắc phục để đảm bo an toàn cho người tham gia giao thông.
Bộ GTVT trả lời:
Dự án khôi phục cải tạo Quốc lộ 20 đoạn Dầu Giây - Bảo Lộc Km 0+00 - Km 123+105,17 qua hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng theo hình thức Họp đồng BT được triển khai và đã hoàn thành cuối tháng 4/2015. Dự án hoàn thành đã góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng.
Trong quá trình triển khai dự án, Bộ GTVT đã quyết liệt chỉ đạo Ban QLDA 7, nhà đầu tư và các nhà thầu thực hiện dự án hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Trong giai đoạn tập trung t chức thi công năm 2014 -2015, các phản ánh về tồn tại trong công tác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông của chính quyền địa phương đã được Bộ GTVT tiếp thu và chỉ đạo các đơn vị có liên quan khắc phục triệt để.
Hiện nay, Dự án đang thực hiện các thủ tc bàn giao cho đơn vị quản lý, các ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai, Bộ GTVT sẽ tiếp thu và kịp thời chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện.
5. Kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xem xét việc mở rộng đường sắt Hà Nội (đường ray rộng 1m35), nhằm tiết kiệm thời gian đi lại bằng phương tiện đường sắt.
Bộ Giao thông vận tải trả lời:
Quan điểm phát triển GTVT đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/5/2015 của Thủ tương Chính phủ đã xác định GTVT đường sắt là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, là loại hình vận tải chủ yếu đảm nhận vận tải hành khách công cộng, đồng thời khẳng định cần nhanh chóng phát triển tại các thành phố ln, đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Triển khai thực hiện các quy hoạch nêu trên, bên cạnh việc đầu tư nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, Bộ GTVT đang rà soát, nghiên cứu phương án xây dựng các tuyến đường sắt mới trên trục Bắc - Nam, Đông - Tây và các tuyến kết nối với cảng biển, khu kinh tế lớn như: đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ...; đồng thời, trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hiện đang triển khai đầu tư xây dựng 06 dự án đường sắt đô thị. Trong quá trình triển khai nghiên cứu, xây dựng các dự án này, khổ đường sắt được lựa chọn là khổ đường tiêu chuẩn theo đúng quy định của Luật Đường sắt năm 2005 (khổ đường 1.435mm).
Đối với các tuyến còn lại theo quy hoạch (trong đó có đường sắt qua khu vực Hà Nội), Bộ GTVT sẽ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng khổ đúng theo đúng quy định của Luật Đường sắt để tăng cường kết nối, phát huy hiệu quả khai thác của mạng đường sắt Việt Nam.
6. Kiến nghị:
Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương liên quan t chức công b, công khai và thông báo cho cử tri biết về lộ trình triển khai dự án đường cao tốc Dầu GiâyPhan Thiết
Bộ GTVT trả lời:
Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế quản lý và thực hiện dự án theo hình thức PPP tại Quyết định số 1597/QĐ-TTg ngày 26/10/2012 với những nội dung chính như sau:
Tổng chiều dài 98km; điểm đầu dự án nối với dự án Đường cao tốc TP HCM - Lonạ Thành - Dầu Giây (hoàn thành đầu năm 2015); điểm cuối tại khu vực TP Phan Thiết. Quy mô hoàn chỉnh 6 làn xe, phận kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe.
Cấu trúc tài chính dự án: Do dự án có chi phí đầu tư lơn (757 triệu USD) nên ngoài phần vốn Nhà đầu tư tự huy động cần phải có sự tham gia góp vốn của Chính phủ và tài trợ vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB). Nhà nước hỗ trợ chi phí GPMB toàn tuyến. Nhà đầu tư thứ nhất được xác định là Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco, Nhà đầu tư thứ 2 sẽ được tuyển chọn thông qua đấu thầu quốc tế.
Cuối năm 2013, công tác sơ tuyển Nhà đầu tư quốc tế đã hoàn tất, 6 Tổ hợp nhà đầu tư quốc tế đến từ Ấn Độ, Pháp, Philipin, Singapore, Malaisia, Hàn Quốc đã qua vòng sơ tuyển. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, rà soát dự án, WB đã có một số đề xuất điều chỉnh. Để hướng tới việc khả thi khi huy động vốn vay thương mại của các Tổ chức tín dụng quốc tế nhằm làm tiền đề để thuận lợi cho việc tiếp tục huy động vốn đầu tư các dự án khác trong tương lai, WB và các Bộ ngành đã phải làm việc nhiều lần để điều chỉnh lại các phương án đầu tư do đó đã kéo dài thời gian nghiên cúu dự án trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 17/8/2015, Thường trực Chính phủ đã họp xem xét phương án đầu tư và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại Thông báo số 287/TB-VPCP ngày 24/8/2015 của Văn phòng Chính phủ: Đồng ý tách dự án đầu tư đường cao tốc Dầu GiâyPhan Thiết thành hai hợp phần: Hợp phần 1 dài 36km từ Dầu Giây đến Xuân Lộc, do ngân sách nhà nước đầu tư bằng vn vay Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) thuộc WB. Sau khi hoàn thành đầu tư, Bộ GTVT lựa chọn nhà đầu tư phù hợp để nhượng quyền quản vận hành khai thác; Hợp phần 2 dài 62km từ Xuân Lộc đến Phan Thiết, giao Bộ GTVT tiếp tục phi hợp vi WB và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng cơ chế đầu tư theo hình thức PPP, trình Thủ tướng Chỉnh phủ xem xét, quyết định
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ GTVT và các Bộ ngành liên quan triển khai các bước tiếp theo để kịp thời đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế khu vực (chi tiết tại Thông báo s 287/TB-VPCP ngày 24/8/2015 của Văn phòng Chính phủ gửi kèm theo).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các Bộ ngành làm việc với WB về khoản vay IDA cho 36km đầu tuyến đoạn Dầu Giây - Xuân Lộc và phương án tiếp tục nghiên cứu đầu tư 62km còn lại theo hình thức PPP.
II. Bộ Nội vụ
1. Kiến nghị: Đ nghị Nhà nước ban hành quy định về việc sử dụng mẫu tự nước ngoài nơi cơ sở th t của một s tôn giáo, không phù hợp với văn hóa dân tộc Việt Nam.
Bộ Nội vụ trả lời:
Các tôn giáo thường s dụng các mẫu tự hoặc các biểu tượng, giáo hiệu treo trong cơ sở th t hoặc s dụng trong đạo kỳ, con dấu của tổ chức tôn giáo; một số cơ sở thờ tự treo các chữ hán có ý nghĩa đạo đức (như: Phúc, Đức, Hiếu, Nhân, Nghĩa,..) hoặc treo tên thánh viết theo kiểu chữ thư pháp. Các mẫu tự biểu tượng này đã tồn tại, được chức sắc, tín đồ tôn giáo thừa nhận và sử dụng từ trước đến nay.
Một số trường hợp cụ thể như: Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam sử dụng chữ “Nhất” viết bằng chữ Nôm làm biểu tượng treo ở nơi thờ tự, làm đạo kỳ, khắc dấu; chữ “Nhất” này theo giáo lý, giáo luật của Giáo hội có ý nhĩa là chung nhất, tt cả đều qui vô một, như anh em một nhà, nhất tâm, nhất trí, đồng lao cộng tác chung lo việc giáo hội, không phân chia nhơn ngã, một lòng một dạ, tương thân tương ái giúp đ khuyến khích lẫn nhau lo tu hành... Tôn giáo Baha’i sử dụng chữ A rập c có ý nghĩa là “vinh quang trên mọi vinh quang” làm biểu tượng treo ở nơi thờ tự và khắc con dấu. Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương sử dụng chữ “Bửu” viết theo chữ Nom làm biểu tượng treo ở nơi thờ tự và khắc con dấu. Con dấu của các chùa Khmer có sử dụng khắc tên chùa ghi bằng chữ Khmer (chữ Campuchia), kèm theo biểu tượng mâm đồng đựng Tam tạng Kinh đin, kèm theo tên chùa ghi bằng chữ quốc ngữ và địa chỉ ca chùa. Một số nhà thờ Công giáo có viết lên tường vài câu Kinh thánh bằng chữ Latin,v.v...
Tuy nhiên, việc treo các biểu trưng này tại lễ hội tôn giáo phải đảm bảo nội dung, hình thức tuân thủ các quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng (ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ- CP ngày 06/1 1/2009 cua Chính phủ), về xử vi phạm thuộc thẩm quyền y ban nhân dân và Thanh tra ngành Văn hóa, Th thao và Du lịch quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, th thao, du lịch và quảng cáo.
Vmẫu con dấu của các cấp giáo hội trong các tôn giáo hiện nay thực hiện theo các văn bản sau: Nghị định  số 58/2001/NĐ- CP, ngày 24/8/2001 về quản lý và sử dụng con dấu; Nghị định số 3l/2009/NĐ-CP ngày 01/4/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001;Thông tư số 07/2010/TT- BCA, ngày 05/02/2010 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 về quản lý và sử dụng con dấu đã được sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 31/2009/NĐ-CP, ngày 01/4/2009; Thông tư số 21/2012/TT-BCA ngày 13/4/2012 của Bộ Công an quy định về con dấu của các cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước. Việc xử lý vi phạm liên quan đến khắc dấu, quản lý, sử
dụng sai về con dấu thục hiện theo Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vc an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
III. Bộ Tài chính
1. Kiến nghị: Cử tri kiến nghị cần công khai, minh bạch về lộ trình, phương thức điu chỉnh giá xăng dầu và có giải pháp ổn định giá xăng, dầu vì khi giá xăng, du tăng dẫn đến hàng loạt việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân nhất là những người có thu nhập thấp.
Bộ Tài chính trả lời:
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đơn vị chủ trì điều hành giá xăng dầu hiện nay là Bộ Công Thương. Tuy nhiên, với vai trò phối hợp với Bộ Công Thương trong điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Về cơ chế điều hành giá xăng dầu:
Ở nước ta, xăng dầu tiêu thụ trong nước chủ yếu phải nhập khẩu (khoảng 70%), nên giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào biến động giá xăng dầu thế giới, trực tiếp là sự biến động của giá xăng, dầu thành phẩm thế giới.
Giá xăng dầu hiện nay được điều hành theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu, trong đó nguyên tắc cơ bản là: "Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản của Nhà nưc". Theo đó, thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối được quy định giá bán xăng dầu trong biên độ giới hạn nhất định, theo quy trình và nguyên tắc quy định. Nhà nước thực hiện giám sát, kim soát và điều tiết giá xăng dầu thông qua việc quy định công thức tính giá cơ sở, thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá (chu kỳ, tần suất điều chỉnh giá - 15 ngày) để các doanh nghiệp có căn cứ tính toán và đăng ký mức giá với cơ quan Nhà nước.
Việc xây dựng giá cơ sở quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP làm căn cứ đ điều hành giá bán xăng dầu trong nước trong từng thời kỳ. Giá cơ sở được xác định là mức giá mang tính trung bình tiên tiến đ điều hành, xem xét mức độ chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành từ đó tiến hành xử lý mức giá cụ thể và hoặc áp dụng các biện pháp bình ổn giá.
Quán triệt điều hành giá xăng dầu theo nguyên tắc công khai minh bạch:
Quán triệt nguyên tắc công khai minh bạch trong điều hành giá xăng dầu đã được Chính phủ quy định chi tiết tại Điều 39 của Nghị định s 83/2014/NĐ-CP; thời gian qua, trong các lần điều hành giá xăng dầu trong nước, Liên Bộ đều có các thông cáo báo chí, trong đó đã công khai diễn biến giá xăng dầu thế giới (thị trường Singapore), giá cơ sở và nguyên tắc, sự cần thiết của việc điều hành giá xăng dầu trong nước, trong đó, chi tiết từng yếu tố cấu thành giá trong giá cơ sở như giá xăng dầu thế giới, thuế nhập khấu, các biện pháp bình    n giá (thuế, phí, Quỹ BOG) đều được thế hiện một cách rõ ràng, minh bạch.
Đồng thời, việc công khai trong điều hành giá xăng dầu còn thể hiện khi chủ trương điều hành giá xăng dầu hay các kết quả thanh tra, kiếm tra, kiểm soát... cũng thường xuyên được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, họp báo, thông cáo báo chí, các cuộc hội thảo...
Ngoài ra, quán triệt nguyên tắc thực hiện công khai minh bạch trong điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính đã công khai chi tiết tình hình trích lập, sử dụng Quỹ BOG của từng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối năm 2013, năm 2014 và Quý I năm 2015 trên cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính. Trong thời gian tới, Liên Bộ sẽ tiếp tục công khai việc trích lập và sử dụng Quỹ BOG xăng dầu để người dân biết, giám sát.
Điều hành giá xăng dầu trong thời gian tới
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hơp với Bộ Công Thương kiên trì điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có quản lý của Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29/10/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ; tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch trong điều hành giá; đồng thời, tùy theo diễn biến của thị trường thế giới chủ động, linh hoạt điều hành giá xăng dầu trong nước đồng bộ với các biện pháp về giá, Quỹ Bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu phù hợp với quy định, góp phn thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; đảm bảo hài hòa lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và cân đối ngân sách nhà nước.
IV. Bộ Quốc phòng
1. Kiến nghị: Cử tri kiến nghị sớm xem xét kiểm tra, xử lý và thông báo cử tri rõ việc thực hiện dự án di dời các hộ dân ra khỏi khu vực Trường bn Quốc gia khu vực 3 (thuộc địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). Đồng thời, có biện pháp xử đối với cơ sở sản xuất chì, gây ô nhiễm môi trường trong khu vực này.
Bộ Quốc phòng trả lời:
- Vthực hiện di dời các hộ dân ra khỏi Trường bắn Quốc gia khu vực 3.
Ngày 12/4/2013, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 516/TTg-KTN giao cho UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các hộ dân di chuyển khỏi vùng cấm thuộc quy hoạch Trường bắn Quốc gia khu vực 3 trên địa bàn 03 tỉnh nêu trên.
Hiện nay, UBND 03 tỉnh trên đang tích cực chỉ đạo cơ quan chức năng của tỉnh, huyện phối hơp vi Quân khu 7, Trường bắn Quốc gia khu vực 3 tiến hành điều tra, khảo sát chi tiết diện tích đất, nhà cửa, vật kiến trúc và cây trồng trên đất của các hộ dân đang sinh sống trong vùng cấm trường bắn, lập dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ dân di chuyển khỏi vùng cấm trường bắn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Vbiện pháp xử lý đối với cơ sở sản xuất chì gây ô nhiêm môi trường.
Ngày 19/3/2015, Trường bắn Quốc gia khu vực 3 đã làm việc với Công ty TNHH Ngọc Thiên (doanh nghiệp tái chế bình ắc quy), thống nhất phương án xử lý như sau: Công ty TNHH Ngọc Thiên hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý về hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; tạm dừng các hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến việc nấu chì khi chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
V. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1. Kiến nghị:
Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm triển khai đầu tư xây dựng dự án trạm bơm nước sông Là Ngà để cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân huyện Xuân Lộc, đồng thời thông báo cử tri biết lộ trình, tiến độ triển khai dự án này.
Bộ NNPTNT trả lời:
Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, do đó việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi để cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất là cần thiết.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng trạm bơm cấp nước từ sông La Ngà (là một hạng mục của dự án Hệ thống thủy lợi phục vụ tưới 03 xã nông thôn mới: Suối Cao, Xuân Bắc, Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) và đã đề xuất vào danh mục kế hoạch vốn đầu tư trung hạn 5 năm 2016-2020 nguồn Trái phiếu Chính phủ để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai kiến nghị y ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, dân sinh trong vùng.
VI. Thanh tra Chính phủ
1. Kiến nghị: Đề nghị có giải pháp kiên quyết, xử lý nghiêm minh; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương về phòng chống thanh nhũng (PCTN), lãng phí và thực hành tiết kiệm.
Thanh tra Chính phủ trả lời:
Đảng và Nhà nước đã thể hiện quyết tâm chính trị rất cao và luôn xác định công tác PCTN là lĩnh vực khó khăn, phức tạp, phải tiến hành kiên trì, liên tục để ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng. Với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác PCTN trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp; tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn diễn ra gây bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp. Tham nhũng trong khu vực công vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công. Tính tiên phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa cao; việc tự phát hiện hành vi tham nhũng trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế; việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tại nhiều cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức; việc phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn thấp; một số vụ việc, vụ án tham nhũng xử lý chậm, kéo dài, tình trạng sách nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức chậm được khắc phục, gây bức xúc trong xã hội, tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị chuyên trách về PCTN có mặt chưa hợp lý, hiệu quả thấp, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nhằm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội và điều kiện phát sinh tham nhũng, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng, lãng phí nhất là các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội quan tâm; tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc còn tồn đọng và khẩn trương xử lý các vụ việc mới phát sinh đúng trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định của pháp luật. Xây dựng hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng; minh bạch tài sản, thu nhập; tăng cường hoạt động của các cơ quan có chức năng PCTN Trung ương và các Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy; phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc các cấp, báo chí và nhân dân đối với công tác PCTN ...
Cụ thể trong những tháng cuối năm 2015 và thời gian tới sẽ tập trung thực hiện nhiều nhóm giải pháp, trong đó có những nhóm giải pháp thể hiện sự kiên quyết, quyết liệt trong xử lý tham nhũng, cụ thể như sau:
Một là, tiếp tục chỉ đạo việc hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng ngừa tham nhũng và các quy định của pháp luật về PCTN cho phù họp với Hiến pháp năm 2013. Triển khai Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN để kiến nghị sửa đổi toàn diện Luật PCTN và các luật liên quan khác cho phù hợp tình hình hiện nay.
Hai là, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN, tạo sức mạnh, áp lực xã hội trong đấu tranh chống tham nhũng. Các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất cơ chế bảo đảm cung cấp kịp thời, đúng pháp luật những thông tin về PCTN cho các cơ quan báo chí và nhân dân.
Ba là, chỉ đạo triển khai việc rà soát tổng thể các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội tại các địa phương để xem xét, chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng sang cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bn là, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham để tạo sức mạnh đủ sức răn đe tham nhũng.
Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng. Các cơ quan chức năng chú trọng áp dụng kịp thời các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng ngay trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử án tham nhũng theo quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng.
Sáu là, triển khai việc tổng kết để nghiên cứu, đề xuất sửa đổi toàn diện Luật PCTN 2005, trong đó chú ý hoàn thiện chế định về thu hồi tài sản tham nhũng; cụ thể hóa, bổ sung đồng bộ những quy định về thu hồi tài sản tham nhũng trong quá trình sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tương trợ tư pháp và một số luật liên quan khác.
Bảy là, kịp thời động viên, khen thưởng xứng đáng những tổ chức, cá nhân làm tốt công tác PCTN, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm.
VII. Bộ Tư pháp
1. Kiến nghị: Cử tri không đồng tình việc sửa đổi Bộ luật hình sự theo hướng quy định người phạm tộinhũng có thể nộp tiền để thay án phạt tù. Đề nghị xem xét, sửa đổi Bộ luật hình sự cho phù hợp, giữ nguyên mức án cao nhất là tử hình để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật,
Bộ Tư pháp trả lời:
Một trong những quan điểm chỉ đạo của việc sửa đổi toàn diện Bộ luật hình sự lần này là quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng trong công tác phòng, chống tội phạm, do đó, đối với tội phạm về chức vụ, dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) đã thể chế hóa quan điểm của Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách Tư pháp đến năm 2020, đặc biệt là chủ trương: "Xử lý nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Người có chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho người khác". Vì vậy, dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) đã không quy định áp dụng hình phạt tiền đối với tội phạm chức vụ mà chủ yếu quy định hình phạt tù đối với tội phạm này, đặc biệt đối với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ vẫn giữ nguyên mức hình phạt cao nhất được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 là hình phạt tử hình. Dự thảo Bộ luật cũng không quy định về việc áp dụng hỉnh phạt tiền để thay thế hình phạt tù.
Đức Nhuận