Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Bước tiến trong quản lý thông tin cá nhân

Đăng ngày: 09/06/2014
​Sáng 9-6, chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII tiếp tục với nội dung thảo luận tại tổ về Dự án Luật Căn cước công dân và Luật Hộ tịch. Tham gia thảo luận, đại biểu Quốc hội các tỉnh Đồng Nai, Long An và Phú Thọ tập trung cho ý kiến các nội dung như về hệ thống dữ liệu thông tin cá nhân quốc gia; trách nhiệm và thẩm quyền trong quản lý hộ tịch công dân  và những bước chuẩn bị cần thiết cho những cải cách lớn khi đơn giản hóa giấy tờ thủ tục hành chính…

* Bước tiến quan trọng

Việc xây dựng Luật căn cước công dân nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân liên quan đến căn cước công dân trong đó yêu cầu đặt ra phải hiện đại hóa giấy tờ về căn cước công dân theo hướng ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phù hợp với xu hướng của các nước trên thế giới

Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được quy định theo hướng đó là một cơ sở dữ liệu chuyên ngành, với nội dung được hình thành từ thông tin, tài liệu của  cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và có bổ sung một số trường thông tin, tài liệu theo yêu cầu chuyên ngành như đặc điểm nhân dạng, vân tay...

Một bước tiến quan trọng so với quy định của pháp luật hiện hành là dự thảo Luật quy định cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân dưới 15 tuổi, ngay từ khi làm thủ tục khai sinh để bảo đảm quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013. Theo đó, mõi người dân sẽ có một mã số định danh cá nhân, mã số này gồm 12 số và thay cho số chứng minh nhân dân và ổn định suốt đời của người dân.

Trên thẻ Căn cước công dân có thông tin về nơi thường trú của công dân và do đó sau khi hoàn thành cơ sở hạ tầng và tích hợp đầy đủ dữ liệu về công dân sẽ bỏ sổ hộ khẩu dưới dạng giấy vì tất cả thông tin về hộ khẩu đã được tích hợp trong thẻ căn cước công dân.

Đại biểu Nguyễn Văn Khánh (đoàn Đồng Nai) cho rằng trong luật cần phải có quy định rõ việc hình thành hệ thống dữ liệu cá nhân quốc gia, vì đây là nền tảng quyết định đến thành công của việc thay đổi theo hướng lược bỏ các giấy tờ thủ tục hành chính. Theo đó cần phải có hệ thống máy móc, hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực đảm bảo vận hành tốt các tiến bộ khoa học tiên tiến trong việc xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu điện tử.

IMG_7084 (500 x 375).jpg
Đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng phát biểu tại buổi thảo luận

Đồng quan điểm trên, đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng (đoàn Đồng Nai) cho rằng cần có những bước chuẩn bĩ kỹ càng và lộ trình rõ ràng trên cơ sở đảm bảo về nguồn lực trước khi chuyển từ thông tin dưới dạng giấy như hiện nay sang thông tin điện tử được tích hợp trên thẻ căn cước công dân.

Theo đại biểu Trương Hòa Bình (đoàn Long An)  thì việc tích hợp nhiều thông tin trên thẻ căn cước công dân tiến tới lược bỏ một số giấy tờ hành chính cũng phải được quy định chặt chẽ, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi trong các tranh tụng tại phiên tòa, phải làm rõ những giấy tờ như hộ khẩu, khai sinh... đã được tích hợp trong thẻ căn cước công dân không có nghĩa là bỏ hẵn mà những thông tin này tồn tại dưới dạng điện tử và trong những điều kiện cần thiết vẫn có thể được sao in dễ dàng.

* Phân định chức năng cơ quan quản lý về hộ tịch

Giữa hộ tịch, hộ khẩu và căn cước công dân tuy có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng có phạm vi, mục đích và cách thức thực hiện khác nhau. Hộ tịch là những sự kiện quan trọng của công dân (khai sinh, kết hôn, khai tử, nhận cha, mẹ, con, xác định giới tính, dân tộc...) được Nhà nước ghi nhận và bảo vệ liên quan đến quyền cơ bản của công dân. Còn hộ khẩu và căn cước công dân chủ yếu để phục vụ công tác quản lý trên lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Thực tế hiện nay, vấn đề hộ tịch do Bộ Tư pháp quản lý; hộ khẩu, căn cước công dân do Bộ Công an quản lý. Do vậy, đại biểu tán thành không mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật hộ tịch theo hướng bao gồm cả hộ khẩu và căn cước công dân.

Theo dự thảo luật thì Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài; đăng ký, xác định lại dân tộc, thay đổi, cải chính hộ tịch cho người trên 14 tuổi...; Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký các sự kiện hộ tịch còn lại.

Các đại biểu đề nghị trong dự thảo luật phải quy định việc lập, quản lý về lý lịch tư pháp vì đây là một vấn đề rất quan trọng gắn với nhiều hoạt động của công dân như kết hôn, xin con nuôi... nhưng trong dự thảo luật không đề cập tới.

Trong buổi thảo luận, các đại biểu cho rằng cần phải có quy định về thẩm quyền cơ quan trong việc quản lý về hộ tịch đối với những công dân Việt Nam đang lưu trú hoặc định cư có thời hạn tại nước ngoài.

Chiều 9-6, Quốc hội tiếp tục làm việc những nội dung quan trọng, trong đó có biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012, nghe tờ trình và thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015.

Đức Nhuận