Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 95-T5-2013

Cần đổi mới, sáng tạo các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

Đăng ngày: 28/06/2013
​Thực hiện Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong giai đoạn 2008-2012, toàn tỉnh đã nỗ lực triển khai thực hiện và gặt hái  được nhiều kết quả khả quan.

​     Từ khi Đề án được ban hành cùng với sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban điều hành Đề án các cấp, công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật đã được thực hiện nề nếp, thường xuyên; các quy định của pháp luật đã được phổ biến tới các đối tượng bằng nhiều hình thức phong phú nên đã gặt hái được nhiều kết quả. Cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên ở các trường đã có chuyển biến rõ về nhận thức, ý thức, hành vi chấp hành những quy định của đơn vị và pháp luật. Thông qua các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đã tác động tích cực đến nhận thức của phụ huynh học sinh trong việc chấp hành các quy định của pháp luật. Đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân đã đủ về số lượng và được đào tạo đúng chuyên ngành; có nhiều cố gắng, sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy và học, qua đó đã gây hứng thú cho học sinh trong giờ học, giúp cho các giờ giáo dục công dân không còn nhàm chán như trước đây. Các đơn vị đã có nhiều sáng tạo trong đổi mới hình thức phổ biến giáo dục pháp luật như sân khấu hóa, thi vẽ tranh tuyên truyền, thi đố vui dưới cờ, rung chuông vàng... đã tạo được sự hứng thú của các em trong việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật. Một số đơn vị đã có sự phối hợp khá tốt với chính quyền các cấp, các hội và các tổ chức đoàn thề tại địa phương trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tranh thủ được nguồn kinh phí hỗ trợ để triển khai đề án.

      Bên cạnh các kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện Đề án còn một số đơn vị trường học chưa đầu tư thời gian, công sức nên chưa đa đạng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, còn nặng về hành chính nên công tác phổ biến pháp luật chưa cao. Lãnh đạo các trường, đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân chưa được đào tạo chuyên ngành luật, bên cạnh đó nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền phổ biến pháp luật của cán bộ đoàn, hội còn yếu. Số đầu sách pháp luật của các đơn vị còn ít, chưa được cập nhật, bổ sung kịp thời; các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đa dạng, chưa nhiều, chưa phù hợp với từng loại đối tượng. Tư liệu, hình ảnh, đồ dùng dạy học bộ môn giáo dục công dân, pháp luật trong nhà trường hầu như không có, chỉ do giáo viên tự làm, tự sưu tầm; vẫn còn tình trạng đọc chép cho học sinh trong các tiết học giáo dục công dân. Kinh phí thực hiện cho hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật còn quá ít, một số mục chi không được hướng dẫn chi tiết nên khó khăn trong quá trình thực hiện;...

     Và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai thực hiện đề án là để đề án đạt được các chỉ tiêu đề ra thì đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn tầm quan trọng của đề án, xem đây là nhiệm vụ chính trị phục vụ mục tiêu đào tạo những công dân tương lai của đất nước để các em sống và làm việc theo pháp luật; các hình thức tuyên truyền phải thường xuyên đổi mới, sáng tạo cho phù hợp với từng đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh của từng đơn vị và phải thực hiện thường xuyên, lồng ghép, tích hợp trong từng giờ học của tất cả các môn học; quá trình thực hiện đề án phải xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức kiểm tra để phát huy những kết quả đạt được và tìm ra những khó khăn, hạn chế để khắc phục trong thời gian tiếp theo.

                                                                                 Hòa Bình