Về
cơ bản mục tiêu tổng quát năm 2014, việc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta
đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tốc độ
tăng trưởng được cải thiện, tăng trưởng các khu vực công nghiệp, xây dựng,
nông, lâm nghiệp, thủy sản đã phục hồi. Lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 6%,
giá cả một số hàng hóa dịch vụ công đã từng bước điều chỉnh theo tín hiệu của
thị trường, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tăng hơn năm trước, cán cân thanh
toán tổng thể thặng dư, lãi suất ngân hàng hợp lý, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại
hối nhà nước tăng nhanh, tình trạng đôla hóa, vàng hóa từng bước giảm dần.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên thảo luận
Tuy
nhiên, qua thảo luận, các ĐBQH cho rằng vẫn còn tồn tại một số hạn chế như kinh
tế vĩ mô chưa thật vững chắc, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp, chưa đánh giá
sâu chất lượng tăng trưởng. Việc triển khai 3 đột phá chiến lược đạt được một số
kết quả bước đầu nhưng vẫn còn hạn chế. Vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế là một chủ
trương lớn nhưng thực hiện chậm và hiệu quả còn thấp. Chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh của nền kinh tế tuy có cải thiện nhưng vẫn chậm so với các nước láng
giềng. Quy mô nợ công lớn đang ở mức sát trần cho phép, nợ đọng xây dựng cơ bản,
nợ ngân hàng chính sách, nợ bảo hiểm xã hội cũng rất đáng lo ngại, áp lực trả nợ
rất lớn. Việc triển khai các chủ trương, chính sách còn chậm, nhất là những đề
án đã được Chính phủ phê duyệt, chưa tạo ra động lực. Kỷ cương, kỷ luật, điều
hành, chấp hành của xã hội cũng như của các cấp trong cơ quan điều hành cũng
chưa được nghiêm túc
Các
ĐBQH đề nghị tìm các giải pháp tích cực để có nguồn chi lương. Trước hết là cho
các đối tượng khó khăn, thu nhập thấp và chính sách người có công. Giải quyết tình
hình nợ đọng văn bản hướng dẫn luật, thi hành luật, pháp lệnh và ban hành các
văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật cùng với việc tổ chức thực hiện
chậm, làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các văn bản pháp luật... Nội dung gì thuộc
về chính sách, về những hạn chế, yếu kém thuộc chính sách pháp luật cần phải
hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Những nội dung gì do công tác chỉ đạo,
điều hành, quản lý, phối hợp tổ chức thực hiện gắn với trách nhiệm của các bộ,
ngành, địa phương cần được chấn chỉnh cho đúng, đồng bộ và kịp thời, cần phải đổi
mới cách làm để đạt hiệu quả cao hơn. Cần thiết phải xác định trách nhiệm của
cá nhân phụ trách trong việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở
từng ngành, lĩnh vực, địa phương để kỷ cương, kỷ luật được coi trọng và thực hiện
nghiêm minh.
Về
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, đa số ĐBQH tán thành mục tiêu tổng
quát, các chỉ tiêu chủ yếu của kinh tế - xã hội và môi trường, các nhóm nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu mà Chính phủ đã đề ra. Năm 2015 là năm các nước Đông Nam Á
theo lộ trình dự kiến trở thành cộng đồng kinh tế ASEAN. Bên cạnh những khó
khăn, thách thức, chúng ta có nhiều thuận lợi, thời cơ để thúc đẩy tăng trưởng,
hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra cho cả nhiệm kỳ.
Các
ý kiến thảo luận của ĐBQH cho rằng trong năm 2015, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh
cải cách thể chế, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật theo tinh thần Hiến pháp năm
2013 và tạo ra một sự thay đổi đột phá mạnh mẽ về thể chế quản lý nhà nước, quản
lý kinh tế, phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo động lực mới cho phát triển kinh
tế. Đẩy mạnh đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế và các đề án tái cơ cấu
ngành, lĩnh vực, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Quan tâm đầu tư đúng mức,
tập trung vào các vùng, miền trọng điểm, chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng
liên kết vùng phát huy lợi thế so sánh trong phát triển nông nghiệp. Xử lý nợ xấu,
sở hữu chéo của các ngân hàng thương mại…
Đức Nhuận