Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 79-T10-2011

Công tác triển khai việc thực hiện quy định của Pháp luật về Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND-UBND tỉnh Đồng nai

Đăng ngày: 27/05/2013
​Trong 5 năm qua (2005-2010), số lượng Nghị quyết là văn bản Quy phạm pháp luật (QPPL) của HĐND tỉnh ban hành là 127 văn bản, HĐND cấp huyện ban hành là 557 văn bản, của HĐND cấp  xã, phường, thị trấn ban hành là 4.101 văn bản. 

​     Đối với văn bản QPPL của UBND tỉnh đã ban hành 490 văn bản, UBND cấp huyện là 724 văn bản và cấp xã là 4.758 văn bản. Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khi phát hiện có văn bản trái pháp luật, cơ quan Tư pháp đều có văn bản kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, xử lý đối với những văn bản ban hành chưa đúng quy định để sửa đổi, bổ sung, kịp thời đáp ứng tình hình thực tế, góp phần tích cực đối với công tác quản lý nhà nước tại địa phương. Hơn 5 năm triển khai thực hiện, công tác tự kiểm tra, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nề nếp, các văn bản quy phạm pháp luật được rà soát, hệ thống hóa hàng năm, tạo thuận lợi cho việc tra cứu, áp dụng và kiểm tra văn bản. Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Tư pháp tổ chức kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các phường, xã, thị trấn ban hành, qua đó kịp thời phát hiện và thông báo các địa phương tự kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Tuy Ủy ban nhân dân cấp huyện có chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khi tham mưu Ủy ban nhân dân huyện ban hành văn bản phải gửi dự thảo đến Phòng Tư pháp để thẩm định, nhưng thực tế trình tự, thủ tục đến nay vẫn thực hiện chưa triệt để hoặc chưa được đầy đủ, các cơ quan này thông qua Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân chỉnh lý, sửa chữa dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành.

     Đối với công tác xây dựng văn bản QPPL của HĐND tỉnh được thực hiện theo đúng quy định của Luật; UBND tổ chức họp, thảo luận tập thể thông qua dự thảo trước khi gửi hồ sơ đến Thường trực HĐND tỉnh để chuẩn bị cho việc trình ra kỳ họp. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phân công Ban của HĐND thẩm tra dự thảo Nghị quyết theo lĩnh vực chuyên môn của Ban; các Ban HĐND phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm soạn thảo các Báo cáo, tờ trình, Đề án, Nghị quyết trình ra Hội đồng nhân dân được tham gia ngay từ giai đoạn đầu đối với một số nội dung; đến khi dự thảo hoàn thành, hồ sơ được gửi về Ban HĐND để tiến hành thẩm tra theo đúng quy định. Thẩm tra dự thảo nghị quyết là khâu quan trọng vì đây chính là hoạt động xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức của dự thảo. Tại Đồng Nai, trong nhiệm kỳ 2004-2011 do thí điểm thành lập ban HĐND cấp xã nên việc thẩm tra được Ban HĐND thực hiện qua đó đã góp phần vào việc từng bước nâng  cao chất lượng Nghị quyết của HĐND cấp xã. Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng Văn bản QPPL của HĐND các cấp bao gồm các cán bộ, công chức thuộc các sở, ngành và các Văn phòng giúp việc. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật đều có trình độ Cử nhân Luật, có kinh nghiệm, có năng lực, chủ động trong công tác đề xuất, tham mưu xây dựng văn bản, được bồi dưỡng, hướng dẫn, nâng cao trình độ.Cơ quan Tư pháp các cấp (sở Tư pháp, phòng Tư pháp, CB Tư pháp xã) đã tham mưu, giúp việc tích cực, hiệu quả cho UBND trong việc xây dựng, thẩm định và giúp UBND trình các dự thảo Nghị quyết ra kỳ họp HĐND. Thành viên Ban HĐND các cấp có năng lực, nắm bắt rõ các quy định của pháp luật để phục vụ cho công tác thẩm tra các dự thảo Nghị quyết. Bên cạnh đó, Đồng Nai còn thuận lợi do được tăng cường số lượng thành viên ở Ban HĐND các cấp từ đó giúp cho hoạt động thẩm tra các Nghị quyết phục vụ kỳ họp được sâu sát, đầy đủ và kịp thời.

     ​Trong những năm qua, các văn bản QPPL của HĐND-UBND tỉnh Đồng Nai ban hành đều hợp pháp, hợp hiến, chưa có văn bản nào làm trái pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Trung ương. Việc thực hiện Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND đã có tác động tích cực đến công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của địa phương. Việc tuân thủ các quy định của Luật và các văn bản có liên quan đã góp phần nâng cao chất lượng nghị quyết của HĐND, đảm bảo tính khả thi và hợp hiến, hợp pháp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 

                                                                                     Ngọc Hiền