Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 68-T9-2010

Công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn

Đăng ngày: 15/05/2013
​Đồng Nai là tỉnh có nhiều khu công nghiệp đang phát triển, thu hút nhiều lao động ở các địa phương trong cả nước đến làm việc. Việc làm của lao động tuy ổn định nhưngmức thu nhập còn hạn chế, đời sống công nhân còn gặp nhiều khó khăn do phải trả thêm các khoản chi phí khác như tiền nhà ở, đi lại… Vì vậy số lao động có nhu cầu đi làm việc ở thị trường nước ngoài là rất lớn. 

​      Nhằm đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, Ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát một số sở, ngành có liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh. 

      Kết quả giám sát cho thấy: Phòng Dạy nghề của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội là đơn vị được UBND tỉnh giao trách nhiệm chính trong việc theo dõi, quản lý, triển khai thực hiện công tác người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh. Qua theo dõi, từ năm 2007 đến nay, tổng số lao động được tuyển dụng tại địa phương đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 270 người, trong đó thông qua doanh nghiệp ngoài tỉnh có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 40 người; thông qua Cục quản lý lao động ngước ngoài của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 169 người; 51 hồ sơ đăng ký đi làm việc hợp đồng cá nhân và 12 lao động đã học định hướng chuẩn bị đi lao động tại Hàn Quốc. Tình hình xuất khẩu lao động mỗi năm mỗi giảm, cụ thể: năm 2008 có 148 người; năm 2009 có 52 người và 6 tháng đầu năm 2010 chỉ có 20 người. Tuy nhiên, trên thực tế số người xuất khẩu lao động không hề giảm trên địa bàn tỉnh vì trong 6 tháng đầu năm 2010 có đến 238 trường hợp khai báo xuất cảnh với mục đích lao động tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh. 

      Việc cho vay và thu nợ liên quan đến XKLĐ tại một số ngân hàng cũng được thực hiện theo đúng quy định như: tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai dư nợ cho vay đối với người lao động đi làm việc ở ngước ngoài là 395 triệu đồng; Ngân hàng Chính sách Xã hội đã cho 46 trường hợp vay trong thời gian 36 tháng với số tiền 902 triệu đồng, bình quân 19,6 triệu đồng/khách hàng, trong đó dân tộc thiểu số là 04 hộ và 22 hộ cư trú tại các xã thuộc vùng khó khăn. Bằng vốn vay từ chương trình tín dụng ưu đãi, người lao động thuộc đối tượng chính sách và hộ nghèo đi xuất khẩu lao động đã có nguồn thu nhập, cải thiện đời sống. 

     Công tác quản lý tình hình xuất khẩu lao động cũng được thực hiện nghiêm túc, cụ thể cơ quan tư pháp đã thụ lý và thực hiện xét xử theo đúng quy định của pháp luật với 03 vụ/ 04 bị cáo có liên quan đến lừa đảo, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; ngoài ra, đã phát hiện nhiều trường hợp công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài rồi trốn ở lại tìm kiếm việc làm; một số cá nhân, tổ chức tuyển dụng trái phép công dân đi nước ngoài lao động, lừa đảo người có nhu cầu đi lao động để chiếm đoạt tài sản gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương, thiệt hại cho người lao động,…

      Nhìn chung, trong thời gian qua, tình hình thực hiện chính sách, pháp luật đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài đã được các cấp, các ngành thực hiện tốt và theo đúng quy định. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị vẫn gặp một số khó khăn nhất định, như: trên địa bàn tỉnh hiện chưa có tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, lao động Đồng Nai có nhu cầu làm việc ở nước ngoài chủ yếu thông qua các tổ chức, doanh nghiệp ngoài tỉnh hay Trung tâm giới thiệu việc làm (đơn vị không trực tiếp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) do đó khó khăn trong công tác quản lý xuất khẩu lao động; thị trường lao động chủ yếu là Malaysia – thị trường có thu nhập thấp, công việc chủ yếu trong các ngành xây dựng, có nhiều yếu tố nặng nhọc, độc hại nên chưa thu hút được số lượng lớn người lao động; đối với các thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản thì đòi hỏi người lao động phải có trình độ tay nghề và cơ bản biết tiếng bản địa nên số người đủ điều kiện để đăng ký rất ít; việc quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh đối với người đi lao động nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do việc cấp hộ chiếu công dân không cần thiết phải khai báo mục đích xuất cảnh nên không quản lý được số người xin cấp hộ chiếu để đi nước ngoài lao động; vấn đề phối hợp chưa chặt chẽ, kịp thời giữa các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của nhà nước tuyển lao động tại địa phương với chính quyền địa phương gây khó khăn trong công tác quản lý người lao động đặc biệt là số lao động đang làm việc ở nước ngoài và số đã về nước.

      Để thực hiện tốt chính sách, pháp luật đưa người lạo động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài trên địa bàn tỉnh và tạo điều kiện, bảo vệ quyền lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, Ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh đã kiến nghị: Chính phủ cần có quy định ràng buộc sự phối hợp giữa các doanh nghiệp hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài với cơ quan quản lý ở địa phương; Về phía địa phương: cần xem xét việc thành lập tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài; xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu xuất khẩu lao động cụ thể cho từng năm, thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tư vấn về môi trường, điều kiện làm việc ở nước ngoài… cho người lao động; các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác quản lý người lao động đang làm việc ở nước ngoài và người lao động sau khi về nước…

                                                                                 Hòa Bình