Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: Đúng nhưng chưa đủ

Đăng ngày: 28/05/2015
​Sáng 27/5, trong phiên thảo luận tại Hội trường về Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, quan điểm, mục tiêu xây dựng nội dung Điều 60 của Luật BHXH năm 2014 hoàn toàn đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước cũng như thực hiện đúng theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 và phù hợp với xu hướng phát triển chung, tuy nhiên, các ý kiến đại biểu cho rằng, Luật thiếu cơ chế linh hoạt nhằm cho phép người lao động lựa chọn nhận BHXH một lần hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH sau khi nghỉ việc để phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của người lao động.

 

201505271458037526_DSC_0693 - Dang Ngoc Tung - Dong Nai (500 x 333).jpg
ĐBQH Đặng Ngọc Tùng phát biểu tại Hội trường

 

Việc bảo lưu, tích lũy hoặc cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm lao động để hưởng tiền lương, hay việc nhà nước hỗ trợ để người lao động có thể tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện một lần, hoặc trong thời gian bảo lưu bảo hiểm xã hội nếu chẳng may người lao động từ trần thì người thân nhân của mình được hưởng một số chế độ …như quy định của Điều 60 Luật BHXH năm 2014 được đánh giá là một bước tiến bộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Tuy nhiên, trong thực tế, có những trường hợp cần thiết trang trải cuộc sống trước mắt, người lao động có nhu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc như một sự lựa cho bất đắc dĩ. Do đó, có ý kiến đại biểu cho rằng người lao động có lý do để yêu cầu Chính phủ, Quốc hội xem xét sửa đổi Điều 60 theo hướng linh hoạt hơn, tôn trọng quyền được lựa chọn của người lao động.

Đại biểu Đặng Ngọc Tùng - Đoàn Đồng Nai và nhiều đại biểu khác kiến nghị Quốc hội nên có nghị quyết cho người lao động có quyền chọn lựa được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần hoặc tiếp tục bảo lưu để tiếp tục thực hiện bảo hiểm xã hội cho đến lúc nhận lương hưu. Đề nghị giao Chính phủ khảo sát, đánh giá ý kiến, kiến nghị của người lao động đối với Điều 60, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 một cách toàn diện, rộng rãi đối với người lao động trên khắp các vùng miền, trên các lĩnh vực để kiến nghị với Quốc hội xem xét, điều chỉnh nếu xét thấy cần thiết.

Có ý kiến Đại biểu đề nghị trong thời gian tới, cần xây dựng lộ trình nâng dần điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần phù hợp với tỷ lệ lao động trong khu vực chính thức và sự phát triển của thị trường lao động để giảm dần số người không có lương hưu khi về già. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước, công đoàn, cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp, các cơ quan thông tin đại chúng, các địa phương phải phối hợp chặt chẽ và có nhiều giải pháp phù hợp để tuyên truyền, phổ biến và giải thích đúng bản chất, đúng ý nghĩa, mục tiêu, quan điểm của chính sách bảo hiểm xã hội để người lao động hiểu rõ lợi ích của việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, đảm bảo cuộc sống khi về già để thận trọng cân nhắc và có sự lựa chọn tốt nhất cho quyền lợi của mình.
Đức Nhuận.