Quang cảnh hội nghị lấy ý kiến Dự thảo luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi)
Đại biểu tham dự hội nghị cho rằng để
tăng cường vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong việc xử lý các vấn đề thuộc phạm
vi rộng lớn như giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân, thì việc nâng
lên thành Ủy ban dân nguyện có thẩm
quyền trong việc thẩm tra, giám sát, kiến nghị về các nội dung thuộc lĩnh vực dân nguyện, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, là đầu mối tiếp công dân, tiếp nhận,
xử lý, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh gửi đến Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; tổng hợp, xử lý và theo
dõi kết quả việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội
là cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần có báo cáo đánh giá, rà
soát, phân tích nêu rõ sự cần
thiết nâng Ban Dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội thành Ủy ban Dân nguyện
của Quốc hội. Khi nâng Ban Dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội thành Ủy ban Dân nguyên của Quốc hội
thì phải có quy định rõ về việc chuyển giao chức năng nhiệm vụ từ các Ủy ban của
Quốc hội (Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật) cho Ủy ban Dân nguyện.
Về vấn đề đổi tên Đoàn thư ký kỳ
họp thành Đoàn thư ký quốc hội thì ý kiến đại biểu đề nghị không đổi tên Đoàn
thư ký kỳ hợp thành Đoàn thư ký Quốc hội vì Đoàn thư ký kỳ họp đã phát huy tốt
được vai trò, nhiệm vụ tại các kỳ họp Quốc hội, việc đổi tên kèm theo việc bổ
sung một số chức năng, nhiệm vụ của Đoàn thư ký Quốc hội xét thấy không cần thiết
vì Đoàn thư ký kỳ họp chỉ phát huy vai trò tại các kỳ họp Quốc hội, việc thành
lập Đoàn thư kỳ Quốc hội kèm theo đó là tổ chức và kiện toàn bộ máy tổ chức
nhân sự cho Đoàn thư ký Quốc hội để hoạt động thường xuyên thì sẽ tốn nhiều thời
gian và tiền của mà hiệu quả mang lại không cao.
Ngoài ra, đề nghị có bảng so
sánh, đối chiếu giữa luật Tổ chức Quốc hội hiện hành và dự thảo Luật Tổ chức Quốc
hội sửa đổi. Kỷ thuật soạn thảo, văn phông trình bày trong dự thảo đã được một
số ý kiến góp ý của các đại biểu.
Đức Nhuận