Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005-2012"

Đăng ngày: 25/03/2014
Vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh (ĐBQH) đã tổ chức giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005-2012" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chương trình giảm nghèo của tỉnh Đồng Nai được xây dựng trên cơ sở nền tảng Chương trình Mục tiêu quốc gia gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

     Qua giám sát cho thấy, người nghèo trên địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ cải thiện điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng, tạo nhiều việc làm và thu nhập tăng lên.

IMG_6022 (600 x 450).jpg 
Ông Trần Văn Tư -Trưởng Đoàn ĐBQH, Trưởng Đoàn giám sát trao đổi thông tin với một số hộ nghèo tại địa phương trong buổi giám sát.
 

     Tỷ lệ giảm hộ nghèo trung bình toàn tỉnh là 2,28%/năm, đối tượng hộ nghèo nông thôn, hộ nghèo dân tộc thiểu số điều giảm so cới tổng số từng đối tượng qua từng năm. Có được kết quả này là do các địa phương đã chủ động điều chỉnh chính sách theo hướng có lợi cho người dân như: điều chỉnh chuẩn nghèo, nâng mức hỗ trợ, cụ thể hóa các chỉ tiêu… và quan tâm đến công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người nghèo để vượt khó khăn, vươn lên vượt nghèo.

     Bên cạnh kết quả đạt được, thì vẫn còn những tồn tại hạn chế như tỷ lệ hộ tái nghèo còn khá cao (năm 2011 là 2.131 hộ, năm 2012 là 1.082 hộ), công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đạt kết quả tốt, chính sách hổ trợ người nghèo được vay vốn còn nhiều bất cập như chưa đánh giá đúng nhu cầu vay vốn dẫn đến tình trạng cho vay dàn đều và sử dụng sai mục đích vốn vay…

     Chúng ta chưa đánh giá, phân tích được quy hoạch phát triển nông thôn mới gắn với quy hoạch phát triển sản xuất của địa phương, chưa có phương án cụ thể trong việc giao khoán đất rừng sản xuất cho những hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết 30a của Chính Phủ…

     Từ những tồn tại hạn chế trên, cho thấy chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các chương trình lồng ghép liên quan công tác giảm nghèo của các cấp, các ngành, các đoàn thể. Việc tổ chức thực hiện các chính sách về giảm nghèo còn chậm; hạn chế trong việc đề ra nội dung Chương trình, kế hoạch kiểm tra, đánh giá về chương trình giảm nghèo ở các cấp huyện, xã.

     Đoàn ĐBQH đã có những kiến nghị tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh như: Đề nghị Chính phủ xác định chương trình giảm nghèo bền vững trong giai tới theo hướng xác định chuẩn nghèo ngoài việc căn cứ theo thu  nhập cần tính thêm đến yêu tố đa chiều  trong giai đoạn trung hạn (3-5 năm), phù hợp kinh tế -xã hội vùng, miền, khu vực. Bên cạnh đó là việc rà soát lại hệ thống các văn bản về Chương trình giảm nghèo để tránh chồng chéo, khó thực hiện, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể như hướng dẫn về việc xác định tiêu chí, đối tượng thụ hưởng các chính sách về tín dụng, dạy nghề, giáo dục, y tế…

     Đoàn ĐBQH cũng kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, xây dựng phương án giảm nghèo cụ thể; Tạo sự gắn kết giữa sản xuất chế biến tiêu thụ sản xuất nhằm giúp các hộ nông dân xử lý có hiệu quả việc thiêu thụ sản phẩm từ nông nghiệp; Triển khai xây dựng đề án hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm đối với hộ tái định cư; Rà soát mạng lưới trường học ở các huyện xả nghèo, khó khăn; Cân đối nguồn ngân sách hàng năm để hỗ trợ nguồn lực tài chính đảm bảo đáp ứng chính sách hỗ trợ vốn vay của các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

                                                                                               Đức Nhuận