Hội
nghị lấy ý kiến đã tiếp thu rất nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo luật Bảo vệ
môi trường (sửa đổi), trong đó có một số nội dung như: thống nhất không lập
Quy hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) mà thực hiện lồng ghép nội dung
BVMT trong các quy hoạch khác, bởi vì các tiêu chí xây dựng Quy hoạch BVMT
chưa rõ ràng, dẫn đến việc lập, thẩm định và thực hiện quy hoạch
gặp khó khăn và không hiệu quả. Mặt khác, BVMT
là một nội dung không thể
tách rời, cần được lồng ghép vào các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch
ngành, quy hoạch sử dụng đất theo từng điều kiện cụ thể, mặt khác BVMT có tính biến động lớn, tùy theo
tình hình phát triển kinh tế – xã hội; tùy theo quy mô, tính chất
của từng tác động và có tính không biên giới.
Đại biểu đề nghị điều chỉnh các quy định về đối tượng
phải thực hiện ĐTM hoặc cam kết BVMT theo hướng chỉ nên quy định là khi thực
hiện dự án mở rộng sản xuất, nâng công suất, thay đổi quy trình công
nghệ…. doanh nghiệp lập lại thủ tục môi trường gồm hai nội dung: đánh
giá công tác bảo vệ môi trường của dự án cũ và ĐTM hoặc cam kết BVMT cho dự án mới, trình cơ quan đã phê
duyệt ĐTM hoặc cam kết BVMT của dự án cũ thẩm định, phê duyệt. Điều này
tạo sự thống nhất trong công tác quản lý nhà nước, nhất là công tác kiểm tra,
giám sát đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc
thực hiện các thủ tục môi trường.
Theo dự thảo Luật, việc tham vấn chỉ thực
hiện đối với cộng
đồng bị tác động trực tiếp bởi dự
án, chưa quy định về việc
tham vấn các tổ chức bị tác động gián
tiếp, nhất là các dự án có tác động lớn (như trường hợp dự án thủy điện
Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A) - Ảnh: Ủy Ban KHCNMTQH13 khảo sát tác động môi trường của dự án thủy điện ĐN 6 và ĐN 6A
Không nên lập Kế hoạch bảo vệ
môi trường vì dung kế hoạch BVMT trùng lắp một phần với thủ tục xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ
môi trường phục vụ giai đoạn vận hành chính thức của dự án với giám sát môi
trường định kỳ.
Đề nghị bổ sung nội dung quy định nhằm phân biệt rõ giữa “phế liệu” và
“chất thải có khả năng tái sử dụng và tái chế” tránh trường hợp tổ chức, cá
nhân lợi dụng để “lách” luật, cố tình vi phạm. Vì phế liệu được dùng làm nguyên
liệu đưa vào một hoạt động sản xuất, có thể có cách hiểu không đúng hoặc sự lợi
dụng, cố tình “đánh đồng” một hoạt động “tái chế” với một hoạt động sản xuất có
dùng phế liệu làm nguyên liệu…
Được biết Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) gồm 20 Chương vá 186 Điều, sẽ được
Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5 tới đây.
(Đức Nhuận)