Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 12 tháng 05-2005

Giám sát việc thực hiện chương trình 135 tại một số xã đặc biệt khó khăn

Đăng ngày: 07/01/2006
Các xã phải đánh giá hiện trạng địa phương mình một cách khách quan, phản ánh đúng thực tế tình hình phát triển kinh tế xã hội tại xã minh, nếu đạt chuẩn nên mạnh dạn công bố thoát nghèo để đưa địa phương mình vươn lên một tầm cao mới, phát triển ngày càng bền vững.

     Thực hiện kế hoạch số 566/KH-HDDT ngày 4/4/2005 của Hội đồng dân tộc Quốc hội khóa XI về tổ chức giám sát chương trình 135 và phối hợp thực hiện thông tư số 218/2005/TT-UBDT ngày 29/3/2005 của Ủy ban dân tộc chính phủ về hướng dẫn đánh giá các xã hoàn thành mục tiêu chương trình 135, trong khoảng từ ngày 6/5/2005 đến ngày 11/5/2005, Thường trực HĐND tỉnh đã tiến hành hai cuộc giám sát tại các xã Sông Nhạn ( huyện Cẩm Mỹ), Thanh Sơn (huyện Định Quán) để phối hợp với Đoàn thẩm định các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh và một cuộc giám sát tại xã Sông Thao (huyện Trảng Bom) để phúc tra tình hình thực hiện chương trình 135 của xã.

     Về tư tưởng, một số xã tuy đã thực sự đánh giá được xã mình đã đủ tiêu chuẩn ( đạt cả 5 tiêu chí theo thông tư 218/2005 của Ủy ban dân tộc chính phủ) thoát khỏi chương trình 135 nhưng tâm lý vẫn còn băn khoăn sợ không được tiếp tục đầu tư phát triển. Đoàn giám sát đã định hướng về tư tưởng cho các xã và khẳng định trong quá trình phát triển, mỗi xã đều có khó khăn riêng, không hẳn cứ phải là xã 135 mới được đầu tư. Các xã cần đánh giá hiện trạng địa phương mình một cách khách quan, phản ánh đúng thực tế tình hình phát triển kinh tế xã hội, nếu đạt chuẩn nên mạnh dạn công bố thoát nghèo để  đưa địa phương mình vươn lên một tầm cao mới, phát triển ngày càng bền vững.

     Về thực trạng kinh tế xã hội tại các xã sau 5 năm thực hiện chương trình 135, đoàn giám sát ghi nhận tại xã Thanh Sơn, hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư khá tốt, chương trình WB2 đối với các tuyến đường nông thôn từ trung tâm xã đễn các khu vực có đồng bào dân tộc, đã có đường dân sinh  đến các ấp trong xã. Xã Sông Nhạn  có lợi thế là bình quân đất đai/người khá cao, số lượng người trong xã làm công nhân nông trường cao su đông nên kinh tế tương đối khá.

     Tuy nhiên việc này làm phát sinh vấn đề là đời sống kinh tế sẽ không ổn định nếu chỉ phụ thuộc vào việc làm ở nông trường cao su. Xã Sông Thao có hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn thiện, giúp nhân dân trong xã vận chuyển lưu thông hàng hóa, nông sản, thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa giữa nhân dân trong xã với các vùng lân cận .

     Thực tế cho thấy vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng đã được nhà nước và các cấp các ngành quan tâm, nhưng việc sử dụng các công trình này một cách thực sự hiệu quả  thì vẫn chưa đạt yêu cầu. Để cải thiện thực tế này, không ai khác hơn là chính bản thân các xã phải phấn đấu vươn lên , nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý. Việc đào tạo nghề cho con em nông dân trong thời gian nông nhàn cũng là một trọng tâm mà đoàn giám sát quan tâm lưu ý các địa phương vì trong tình hình đầu tư  và phát triển các khu công nghiệp và các tiểu khu công nghiệp theo chủ trương định hướng của nhà nước thì với trình độ hiện tại, nhân dân trong xã chưa thể đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

    

Một vấn đề quan trọng mà đoàn giám sát lưu ý các địa phương là việc quy hoạch chợ. Nhiều xã phản ánh chưa có chợ nhưng việc lưu thông hàng hóa vẫn diễn ra  hiệu quả thông qua các chợ tạm . Thực tế là việc đầu tư chợ cho cả 171 xã phường thị trấn trên toàn tỉnh là việc làm quá khả năng ngân sách nhà nước trong tình hình hiện tại, nhất là khi việc lưu thông hàng hóa vẫn được diễn ra hiệu quả và các địa phương đang còn nhiều công trình cần được ưu tiên đầu tư hơn.

     Vấn đề then chốt kết thúc đợt giám sát là việc lập kế hoạch cho các chương trình “Hậu 135” như đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn từng xã sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Đây là vấn đề quan trọng và có tính chất quyết định để các xã vươn lên phát triển bền vững và hiện đang được các cấp các ngành tập trung xem xét và đề xuất cụ thể.

Kim Chung