Ngày 21 tháng 11 năm 2024 - 19:18:26 | | |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Hội thảo về Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em Đăng ngày: 12/01/2006
Hội thảo “ Đại biểu dân cử với việc phòng chống tai nạn thương tích (TNTT)cho trẻ em” đã diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào hai ngày 23 và 24 tháng 9 năm 2005 do Uûy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (UBVH, GD, TN, TN&NĐ ) Quốc hội Khóa XI kết hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF) tài trợ thực hiện. Với sự tham dự của bà Trần Thị Tâm Đan-Uûy viên Uûy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm UBVH, GD, TN, TN&NĐ của Quốc hội , Bà Trương Thị Mai-Phó Chủ nhiệm UBVH, GD, TN, TN&NĐ của Quốc hội, và các báo cáo viên gồm có Bác sỹ Nguyễn Trọng An-Phó vụ trưởng Vụ Trẻ em-UBDSGĐ&TE Việt Nam, PGS.TS Phạm Công Hà-Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, BS.Luật gia Trịnh Thị Lê Trâm-Giám đốc Trung tâm tư vấn chính sách về y tế, HIV/AIDS-Bộ Y tế, Th.s Trần Thị Ngọc Lan, Cục y tế dự phòng-Bộ Y tế. Tham dự Hội thảo gồm có các vị Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND thuộc 16 tỉnh khu vực phía Nam. Các đại biểu đã nghe các báo cáo viên trình bày về một số vấn đề như: Tình hình TNTT của trẻ em trên thế giới, khu vực và Việt Nam; Cánh phòng tránh một số tai nạn trẻ em thường gặp trong gia đình; vấn đề tai nạn giao thông ở trẻ em Việt Nam; đề án về hoạt động phòng, chống TNTT cho trẻ em tại thành phố Cần Thơ; Các văn bản Quy phạm pháp luật về phòng chống TNTT cho trẻ em; Vai trò của đại biểu Quốc hội và HĐND trong hoạt động giám sát việc thực hiện Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và phòng chống TNTT cho trẻ em; các mô hình và giải pháp phòng chống TNTT cho trẻ em.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về những vấn đề bức xúc liên quan đến việc bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bị TNTT, trong đó có một số đề xuất rất cụ thể, ví dụ như tại một số tỉnh Đồng bằng sông Củu Long nơi thường xuyên có tình trạng ngập lụt vào mùa nước nổi, chủ các phương tiện giao thông đường thủy phải tự bỏ kinh phí để trang bị áo phao
cho trẻ khi tham gia giao thông đường thủy vì việc này tránh gây tốn kém cho cha mẹ các em và cũng tránh cho trẻ phải mang áo phao đến trường; việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các phương tiện giao thông không đạt tiêu chuẩn chất lượng vì một số phương tiện giao thông đường thủy chạy ẩu gây chìm các ghe xuồng đưa học sinh đi học; hoặc việc ngành Giáo dục-Đào tạo cần nghiên cứu đưa nội dung về nâng cao kiến thức phòng chống TNTT cho trẻ vào giáo án, có các chương trình dạy bơi cho trẻ ở độ tuổi thích hợp; cần có một Ủy ban-trong đó có ngành y tế- nghiên cứu lại việc cấp phép cho các trò chơi cảm giác mạnh, mang tính bạo lực phải bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn, có đội ngũ sơ cấp cứu tại chỗ…
Các đại biểu cũng rất bức xúc khi cung cấp một số thông tin ở địa phương mình về tình hình TNTT trẻ em hết sức thương tâm như trường hợp trẻ bị bạo hành, bị cha mẹ bỏ vào bao rồi bỏ xuống sông, mẹ cột tay con rồi chạy xe đạp kéo lê ngoài đường, người tâm thần sống chung với cộng đồng đã hành hung trẻ do vô thức, bàn ghế không phù hợp với tầm vóc của trẻ gây lệch lạc phát triển thể chất…
Xin được kết thúc bằng thông điệp của Hội thảo “Trẻ em như búp trên cành, là niềm vui của tất cả các bậc làm cha làm mẹ, là tương lai của đất nước. Hãy làm tất cả-Vì tương lai của con em chúng ta”.
Kim Chung
|
|
|