Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 16 tháng 9-2005

Khai thác hiệu quả các thiết bị dạy nghề tự làm

Đăng ngày: 12/01/2006
Khai thác hiệu quả các thiết bị dạy nghề tự làm

Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc lần thứ 2 được tổ chức tại Đồng Nai từ ngày 6 đến ngày 10-9-2005 thu hút gần 300 thiết bị đến từ 33 tỉnh, thành phố của cả nước, trong đó Đồng Nai có 14 thiết bị đến từ các trường và các trung tâm dạy nghề trong tỉnh như  trường CNKT Đồng Nai , Trường dạy nghề số 2 (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam), Trường kỹ thuật và Công nghệ Lilama, Trường dạy nghề số 8 ,

Máy ép rơm - Trung tâm dạy nghề Định Quán
các trung tâm dạy nghề. Đây là những thiết bị, mô hình tự làm của của giáo viên đã đoạt giải cao trong Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm lần thứ nhất tỉnh Đồng Nai. Điểm đáng nói là tất cả đều được khai thác có hiệu quả trong quá trình giảng dạy và thực tập tại các xưởng của các nhà trường và các trung tâm dạy nghề trong tỉnh.

 Thầy giáo Bùi Văn Huệ, tác giả của mô hình “Cung cấp điện cho các phụ tải trong phân xưởng cơ khí”- Trường CNKT Đồng Nai cho biết mô hình thuộc nhóm thiết bị ngành điện công nghiệp, có diện tích sử dụng tối thiểu là 4,5 m2, với đặc điểm là dễ sử dụng và tiết kiệm điện cho các máy móc như hàn, tiện, máy phay cắt gọt kim loại… Mô hình này được đưa vào thử nghiệm tại xưởng của trường từ năm học 2003-2004 và giúp học viên thuận lợi khi học tập, dễ hiểu bài và đặc biệt thao tác tốt trong thực tế sản xuất.

Còn với giáo viên Trần Thế Liên, trường CNKT Đồng Nai tham gia hội thi với thiết bị “Hệ thống phanh ABS”, anh cho biết: với mô hình này học sinh sẽ được trực quan bằng hình ảnh và thực tế trên mô hình về hệ thống phanh ABS trong ngành cơ khí ô tô, giúp dễ hiểu và tiếp cận . Hiệu quả khi đưa vào giảng dạy thử nghiệm từ năm học 2004-2005 rất rõ rệt, đã thu hút được số lượng học sinh ở các lớp ô tô so với các năm trước…

Tương tự những mô hình về điện tử, điện lạnh  cũng phát huy hiệu quả tích cực. Trường CNKT Đồng Nai là một trong những điển hình về làm thiết bị dạy nghề tự làm để nâng cao hiệu quả bài học nhất là những bài học thực tập, nhờ vậy mà học sinh tốt nghiệp từ trường được các doanh nghiệp luôn sẵn sàng tiếp nhận. Phong trào tự làm đồ dùng, thiết bị dạy học cũng được nâng lên, chỉ tính từ năm 2001 đến nay, cán bộ giáo viên nhà trường đã tham gia tự làm trên 150 thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ tốt cho công tác dạy nghề của trường, trong đó có nhiều thiết bị của các giáo viên tham gia và đạt giải trong các hội thi của tỉnh và của toàn quốc. Cùng với hệ thống cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư hàng chục tỷ đồng đã góp phần làm cho công tác dạy nghề của trường đạt kết quả thiết thực: trên 14.000 học viên tốt nghiệp ở cả hai hệ, trong đó có 9 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi nghề toàn quốc, 1 học sinh đạt giải khuyến khích khu vực ASEAN; 5 giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc 21 giáo viên giỏi cấp tỉnh và hàng chục giáo viên giỏi cấp cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp khối nghề của trường hàng năm đều đạt trên  98% trở lên, hầu hết học sinh ra trường đều có việc làm ổn định.

Còn tại trường dạy nghề số 2 (thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam)- ngôi trường còn non trẻ vừa mới được thành lập nhưng phong trào tự làm thiết bị dạy nghề cũng được phát động rộng trong toàn thể giáo viên và được coi là một trong những tiêu chí xét thi đua cho giáo viên hàng năm. Nhờ vậy mà phong trào thiết bị tự làm của nhà trường được khơi dậy mạnh mẽ, nhiều mô hình được đưa vào thực tế giảng dạy, giúp học viên dễ hiểu và nâng cao chất lượng bài giảng cũng như khả năng thực tế của học viên. Nhà trường đã có 3 mô hình tham gia tại hội thi thiết bị dạy nghề cấp tỉnh lần I đều đạt giải từ khuyến khích trở lên, trong đó mô hình “Mâm quay chia độ” của giáo viên Đặng Thanh Xuất và Nguyễn Công Thìn có diện tích sử dụng tối thiểu là 2,25m2, yêu cầu nguồn điện 220 Vôn, sẽ giúp học viên thuận lợi khi học các môn học thuộc nhóm ngành cơ khí…

Và nhiều mô hình khác như  “Máy ép rơm” thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của Trung tâm dạy nghề Định Quán; “Cắt bổ động cơ xe máy 4 thì” của Trung tâm dạy nghề và sửa xe gắn máy Đồng Nai; “Thí nghiệm vi điều khiển” của Trường dạy nghề số 8… đều đã và đang được khai thác hiệu quả,  góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo nên những đội ngũ công nhân lành nghề, đáp ứng nhu cầu của quá trình phát triển và phấn đấu có trên 40% người lao động qua đào tạo vào năm 2010.

 Những thiết bị dạy nghề tự làm của Đồng Nai cùng với các thiết bị tự làm của các tỉnh bạn tham dự hội thi toàn quốc lần này sẽ tạo ra cơ hội giao lưu học hỏi cũng như trao đổi kinh nghiệm để hướng tới việc lựa chọn các thiết bị có chất lượng đưa vào sản xuất, trở thành hàng hoá cung cấp cho các cơ sở dạy nghề trong cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng, đáp ứng nhu cầu đào tạo gắn với sử dụng cho quá trình CNH-HĐH.

N. Trinh