Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 16 tháng 9-2005

Thế giới quanh ta: hãy bảo vệ loài hoẵng đen..

Đăng ngày: 12/01/2006
Nhắc đến loài hoẵng đen , người ta thường liên tưởng tới một loài sơn dương với những bước nhảy vọt ngoạn mục-một loài sơn dương đen trắng đẹp diệu kỳ với cặp sừng xoắn ốc kỳ ảo.

Đôi mắt to mở tròn xoe khiến cho nó trở nên một trong những loài vật đẹp một cách tao nhã và nổi tiếng trên thế giới. Đó cũng chính là lý do tại sao loài Hoẵng đen được nhắc đến rộng rãi và để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử, văn hoá và tôn giáo của người Ấn độ. Được biếât từ nền văn minh thung lũng sông Hằng ( vào năm 3500-1500 trước công nguyên) trên các bức vẽ trên đá của vùng Trung Ấn ( năm 5000-2500 trước Công nguyên, loài hoẵng này là đối tượng của các họa sỹ thuộc trường phái Rajputana, Mughal và Pahari. Còn trường phái

Mughals xem nó như là một loài thú cưng được yêu thích và là đối tượng săn bắn.

 

Hoẵng đen sống thành bầy đàn, ở các khu vực rộng và ở cả nhữùng nơi gần con người. Tính trung bình, chúng cao khoảng 80cm, nặng 40kg , con đực có cặp sừng dài  khoảng 50-60cm, một số con cái cũng có sừng. Con đực phát triển hoàn chỉnh bộ lông trắng và đen sau 3 năm trong khi con cái thường có lông màu vàng mơ ở phần trên cơ thể và màu trắng ở phía dưới.

 

Trong quá khứ, loài Hoẵng đen có số lượng rất nhiều ở Ấn Độ, khoảng  4 triệu con. Jahangir, một vị thủ lĩnh thuộc bộ tộc Mughal vào thế kỷ thứ 16, trong một cuộc đi săn kéo dài hai tuần đã săn được 426 con hoẵng trong một khu vực rộng tương đương với sân bay quốc tế New Delhi, thủ đô của Ấn độ ngày nay. Trong cuốn sách Mamals of India (tạm dịch là Thú hữu nhũ Ấn độ), tác giả T.C.Jerdon đã nhắc đến một đàn hoẵng đông đến 10.000 con tại trang trại Government Cattle Farm tại Hissar vào thời kỳ cận đại, tại bang Harysana của Ấn độ. Thống kê cho thấy vào thời kỳ độc lập của Ấn độ năm 1947, bán đảo Sauashtra thuộc bang Gujarat  có khoảng 80.000 con .

 

Tuy nhiên, sự hủy hoại môi trường sống của con người và thói quen tàn phá mùa màng của loài vật này đã mở đầu cho sự xung đột của chúng đối với loài người, dẫn đến sự hủy diệt chúng. Theo thống kê có khoảng 40 ngàn con đã biến mất tại Ấn độ, đặc biệt tại các bang Rajathan, Punjab, Haryana, Guajarat, Madhya Pradesh, Maharashtra và trên vài vùng lãnh thổ khác của Ấn độ.

 

Một trong những khu bảo vệ loài động vật này là Tal Chhapar, tại quận Churu  của bang Rajasthan. Khởi nguồn, đây là nơi săn bắn riêng của những ông hoàng vùng Bikaner. Sau khi giành được độc lập, khu vực này thuộc quyền  của Chính quyền Ấn độ. Nó được tuyên bố là khu vực rừng cấm vào năm 1962 và sau đó được phong là Khu vực Bảo tồn động vật hoang dã vào năm 1971. Suốt trên lãnh địa của khu bảo tồn rộng trên 7 km vuông, có hơn 1500 con hoẵng đen sống tập trung.

 

Tal Chhapar là khu vực đồng bằng rộng lớn bao quanh bởi những cánh đồng và bụi rậm, về phía tây là một số cồn đất cao. Khu vực này giống như một tấm thảm xanh tươi tốt vào những khi có gió mùa. Tại đây, lũ hoẵng dạn đến mức có thể xuất hiện ngay tại bàn uống trà của du khách và vồ luôn một miếng bánh bích quy, hoặc gây gổ với nhau như nhảy chồm chồm khoe cơ bắp hoặc thậm chí đánh “ giáp la cà”.

 

Chúng tôi rất ngạc nhiên khi biết rằng, trong khi loài hoẵng đen vẫn còn bị đe dọa bởi hiểm họa từ chó săn và con người, nhưng dường như tại đây, chúng đã được cách ly bởi một ranh giới ảo, là nơi chúng có thể vui sống và tự do sinh sôi. Con người nơi đây xem chúng như là một sự ban tặng của Thượng đế và là một điềm lành, họ không giết chúng ngay cả khi hai bên đụng mặt nhau, họ tự gìn giữ mùa màng của mình. Không những thế, trong những thời kỳ hạn hán, họ còn cung cấp thực phẩm cho chúng.

                                                                                                                                    Kim Chung

Luợc dịch từ India Perpective