Trưởng đoàn khảo sát Nguyễn Văn Tuyết phát biểu trong buổi làm việc
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh thì dưới sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế,
UBND tỉnh, cùng sự nỗ lực của cả hệ thống làm công tác chăm sóc SKSS, công tác
DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở thì công tác chăm sóc SKSS, công tác DS-KHHGĐ nói
chung, hoạt động của các đề án nói riêng đã đạt được những kết quả khả quan,
góp phần từng bước nâng cao chất lượng dân số, trong đó có thanh niên.
Tuy nhiên, công tác xã hội hóa và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chăm
sóc SKSS/SKTD chưa phát triển, trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ chuyên
trách, công tác viên làm công tác chăm sóc SKSS ở cơ sở, chưa đáp ứng đầy đủ
yêu cầu, nhiệm vụ được giao…
ĐBQH Phạm Thị Hải - thành viên đoàn khảo sát
đặt một số câu hỏi đối với Sở Y tế tỉnh
Phát biểu tại buổi làm việc, Bà Phạm Thị Hải - ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng
số liệu nạo phá thai mà chúng ta tiếp cận chưa phải là con số chính xác bởi vì
chúng ta chỉ dựa trên số liệu báo cáo số ca nạo phá thai từ các cơ sở y tế công
lập mà chưa kiểm soát được các cơ sở y tế tư nhân. Đại biểu Hải còn quan tâm đến
việc Sở Y tế có kế hoạch dài hạn đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ, cộng tác
viên trong lĩnh vực chăm sóc SKSS/SKTD cho thanh niên hay không?
Tỉnh Đồng Nai với đặc thù có tỉ lệ dân nhập cư cao, trong đó phần lớn là
thanh niên trẻ tuổi, do vậy, tại buổi khảo sát, các thành viên trong đoàn đặc
biệt quan tâm và đặt những câu hỏi liên quan đến những phương pháp tiếp cận,
tuyên truyền đặc thù cho Đồng Nai trong công tác chăm sóc SKSS cho thanh niên.
Kết luận buổi làm việc, trưởng đoàn khảo sát Nguyễn Văn Tuyết nhấn mạnh
đến việc cần có một kế hoạch tổng thể và lâu dài trong công tác chăm sóc
SKSS/SKTD cho thanh niên trong đó có phân định rõ trách nhiệm cơ quan đầu mối
cho các cơ quan, đơn vị có liên quan. Trưởng đoàn khảo sát cũng đề nghị địa
phương cần phát huy và mạnh dạn kiến nghị để phát triển những mô hình chăm sóc
SKSS/SKTD có hiệu quả trong thực tiễn.
Đức Nhuận