Trong ngày làm việc, đã có 35 đại biểu Quốc
hội của 33 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát biểu.
Ghi nhận ý kiến thảo luận tại Hội trường, các
đại biểu cho rằng bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân là mục tiêu phải hướng tới. Do
đó vấn đề quy định sao cho các hộ gia đình tham gia BHYT; các chế tài đối với
các đối tượng tham gia BHYT cho rõ ràng, hợp lý và tạo được sự đồng thuận trong
nhân dân là việc làm vô cùng cần thiết .
Nhiều ý kiến đại biểu nhấn mạnh vào cơ chế để
bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT: tạo điều kiện trong việc đăng ký cơ
sở khám, chữa bệnh ban đầu; bảo đảm cung ứng dịch vụ y tế chất lượng nhất cho
người tham gia; tăng dần mức hỗ trợ tham gia BHYT cho các đối tượng mà Nhà nước
hỗ trợ.
Đề xuất để lại 60% phần kết dư tái đầu tư cho
y tế các tỉnh để góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ được các đại biểu đồng tình.
Dịch vụ y tế tại các bệnh viện công cũng đã
phát sinh những vấn đề cần phải quan tâm. Nhiều bệnh viện hình thành khu vực
khám chữa bệnh dịch vụ theo yêu cầu, điều này có nghĩa là các bệnh viện dùng
một tỷ lệ nhất định số giường bệnh để phục vục khám chữa bệnh theo yêu cầu, kết
quả là có sự chênh lệch trong việc phục vụ, điều kiện giường bệnh giữa bệnh
nhân khám chữa bệnh theo yêu cầu và bệnh nhân BHYT. Chính vì thực trạng này mà
người dân đến với BHYT còn hạn chế - Đây là vấn đề mà bà Trương Thị Mai, Chủ
nhiệm về các vấn đề xã hội nêu ra trong phiên thảo luận.
Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Đồng Nai - Phạm Thị Hải
Tham gia thảo luận tại hội trường, đại biểu
Quốc hội (ĐBQH) Phạm Thị Hải - Đoàn Đồng Nai cho rằng sau 4 năm Luật bảo hiểm y
tế có hiệu lực thi hành đã khẳng định sự đúng đắn về chủ trương, chính sách của
Đảng và nhà nước ta trong việc tạo nên một cơ chế tài chính, y tế quan trọng,
hướng đến đảm bảo an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe toàn dân. Tuy nhiên, qua
nghiên cứu báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo
hiểm y tế giai đoạn 2009 - 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đại biểu thấy vẫn
còn nhiều vấn đề vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện như
sau:
Vấn đề thứ nhất, về đối tượng tham gia bảo
hiểm y tế, Luật bảo hiểm y tế hiện hành quy định 25 nhóm đối tượng chủ yếu tham
gia bảo hiểm y tế và thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Kết
quả giám sát cho thấy tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế hiện đã đạt gần 70%.
Góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ người dân không rơi vào
cảnh đói nghèo khi bị ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, qua số liệu thống kê cho
thấy vẫn còn tình trạng nhiều tỉnh có tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế thấp, có 4
tỉnh dưới 50% dân số tham gia. Tỷ lệ đối tượng tham gia bắt buộc chưa ổn định
và tỷ lệ nhóm tự nguyện tham gia còn rất thấp, thậm chí có tỉnh chỉ đạt từ 1 -
3%. Vấn đề đặt ra là thực trạng như hiện nay cần xác định rõ nguyên nhân vì sao
tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế thấp. Cần phải giải pháp như thế nào để mở rộng
đối tượng tham gia và đạt được mục tiêu đến năm 2014 thực hiện bảo hiểm y tế
toàn dân như quy định tại Điều 51 của Luật bảo hiểm y tế hiện hành.
Vấn đề thứ hai, về quản lý và sử dụng quỹ bảo
hiểm y tế. Việc phân cấp quản lý quỹ bảo hiểm y tế cho các địa phương chưa được
quy định rõ ràng trong Luật bảo hiểm y tế hiện hành, chưa gắn trách nhiệm của
địa phương trong việc quản lý và sử dụng quỹ, cũng như chưa quy định cụ thể thứ
tự ưu tiên trong việc trích lập quỹ dự phòng và việc phân bổ sử dụng nguồn kết
dư quỹ bảo hiểm y tế của các địa phương. Hiện nay theo báo cáo của Đoàn giám
sát cho thấy Quỹ kết dư bảo hiểm y tế đến cuối năm 2012 lên đến gần 13 ngàn tỷ
đồng và chưa được xử lý. Đại biểu Phạm Thị Hải thống nhất với ý kiến của Ủy ban
thường vụ Quốc hội trong báo cáo giám sát và ý kiến của các đại biểu trước là
số kết dư cần được đầu tư trở lại cho địa phương để tổ chức cung ứng dịch vụ,
nâng cấp các trang thiết thị kỹ thuật y tế. Từng bước nâng cao chất lượng khám,
chữa bệnh để người dân được hưởng lợi một cách công bằng từ chính sách hỗ trợ
của nhà nước, qua đó nhằm khuyến khích các địa phương trong việc chủ động phát
triển tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế và làm tốt công tác quản lý, sử dụng nguồn
quỹ, tạo sự công bằng giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn. Đồng thời thực hiện
đúng mức quy định về phân cấp Quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 34 của
Luật bảo hiểm y tế hiện hành.
Đại biểu Phạm Thị Hải thống nhất với đề xuất
của Ủy ban thường vụ Quốc hội là tiếp tục tăng ngân sách để thực hiện các chính
sách an sinh xã hội trong đó có việc chăm sóc sức khỏe, xây dựng nền y tế cân
bằng, hiệu quả và phát triển tiến tới thực hiện lộ trình phân bổ ngân sách theo
hướng phát triển từ cấp ngân nhà nước trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh sang
hỗ trợ trực tiếp kinh phí cho người mua bảo hiểm y tế, cùng với lộ trình, tính
đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế nhằm tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế và quyền
lợi bảo hiểm y tế cho người dân mà các đại biểu trước tôi đã phân tích.
Đức Nhuận