Tham gia phát biểu ý kiến, ĐBQH tỉnh Đồng Nai - Đặng Ngọc Tùng cơ bản nhất trí với những sửa đổi trong dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 lần này cụ thể là những sửa đổi ở Khoản 2, Điều 9 và Điều 10 của bản dự thảo đã đáp ứng được nguyện vọng của toàn thể người dân cũng như các tổ chức chính trị xã hội.
Tuy nhiên, về chức năng giám sát của tổ chức Công đoàn trong Điều 10, Đại biểu kiến nghị cần quy định thêm chức năng thanh tra, kiểm tra, tăng cường chức năng phản biện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cho tổ chức Công đoàn .
ĐBQH tỉnh Đồng Nai - Đặng Ngọc Tùng phát biểu ý kiến về Điều 9 và Điều 10 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992Đại biểu Nguyễn Công Hồng đề nghị cân nhắc quy định không kết án hai lần với một hành vi phạm tội sao cho phù hợp với những Công ước quốc tế tại Điều 31, dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Đề nghị làm rõ quyền Tư pháp và hoạt động Tư pháp. Tại Điều 111, đề nghị quy định cụm từ Ủy ban hành chính thay cho các từ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân… vì khi việc thí điểm bỏ hội đồng nhân dân các cấp dưới được tổng kết và đi vào thực tiễn thì những điều Hiến định vẫn phù hợp về mặt từ ngữ.
Đại biểu Nguyễn Công Hồng cũng đề nghị quy định về thời gian hiệu lực hiệu lực của Hiến pháp sau khi được thông qua.
Một số vấn đề về kỹ thuật lập pháp cũng được đại biểu đề cập đến như việc thống nhất cách viết hoa trong các cụm từ để đảm bảo tính thống nhất trong bản sửa đổi Hiếp pháp lần này.
ĐBQH Nguyễn Công Hồng phát biểu tại buổi thảo luận tổ sáng ngày 23/10/2013
Ngoài ra, còn có rất nhiều các ý kiến của đại biểu về rất nhiều vấn đề khác của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 như: Chính quyền địa phương, về lực lượng vũ trang...
ĐBQH tỉnh Đồng Nai; Phú Thọ; Bình Định tham gia thảo luận tại tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
(Tin, ành: Đức Nhuận)