Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - Nguyễn Văn Hiện trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)
Giữ mô
hình tổ chức Tòa án nhân dân cấp huyện
Nhiều ý kiến đại biểu đề nghị giữ nguyên
tổ chức Tòa án nhân dân cấp huyện như hiện nay vì từ nhiều năm qua, các cơ quan
có trách nhiệm ở nước ta đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ
Chính trị, trong đó đã nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức các Tòa án. Tòa án
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Tòa án nhân
dân cấp huyện) đã được tăng cường hơn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, tăng
thẩm quyền giải quyết hầu hết các loại vụ việc, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
được giao. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện cho thấy
việc tiếp tục giữ mô hình tổ chức Tòa án nhân dân cấp huyện như hiện nay sẽ bảo
đảm sự ổn định, thuận lợi cho người dân khi có công việc cần giải quyết tại Tòa
án; đồng thời không làm phát sinh nhu cầu lớn về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất
như phương án thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực.
Như vậy, hệ thống tổ chức Tòa án nhân
dân gồm có Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương và các Tòa án quân sự. Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu phát triển của đất nước,
xu hướng chuyên môn hóa trong tổ chức và hoạt động của Tòa án, có ý kiến đại biểu
đề nghị Quốc hội nên xem xét cho phép quy định theo hướng mở, đó là: Tòa án
nhân dân cấp huyện có thể có các Tòa chuyên trách như: Tòa hình sự, Tòa dân sự,
Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Căn cứ vào yêu cầu,
nhiệm vụ xét xử, Chánh án TANDTC quyết định thành lập Tòa chuyên trách nêu trên
tại mỗi Tòa án nhân dân cấp huyện. Việc thành lập Tòa chuyên trách khác tại Tòa
án nhân dân cấp huyện do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của
Chánh án TANDTC.
Rõ nội dung liên quan chức danh thẩm phán
Đa số ý kiến tán
thành với quy định Thẩm phán có 04 ngạch, gồm có Thẩm phán TANDTC, Thẩm phán
cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp vì quy định như thế sẽ phù hợp
với quy định của pháp luật hiện hành về cán bộ, công chức và các ngạch công chức,
phù hợp với cơ chế tuyển chọn khi được bổ nhiệm lần đầu hoặc bổ nhiệm vào ngạch
Thẩm phán cao hơn và tổ chức Tòa án nhân dân 04 cấp. Đồng thời, bảo đảm phân
hóa đội ngũ Thẩm phán một cách rõ ràng về tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, năng
lực nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác. Thẩm phán giữ ngạch càng cao thì tiêu
chuẩn càng phải cao.
Về nhiệm kỳ của Thẩm
phán, nhiều ý kiến tán thành với báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo
Luật tổ chức TAND (sửa đổi) theo hướng quy định nhiệm kỳ đầu của Thẩm phán là
05 năm, nếu được tái bổ nhiệm thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm. Việc tiếp tục
giữ quy định về nhiệm kỳ của Thẩm phán là cần thiết, nhằm bảo đảm thận trọng,
khách quan trong đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, tạo động lực phấn đấu, rèn luyện,
nâng cao trình độ, phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm của Thẩm phán trong thực
thi công vụ.
Trong Dự thảo luật
lần này không quy định tuổi nghỉ hưu của thẩm phán vì thẩm phán các tòa án cũng
là cán bộ công chức và phải tuân theo quy định của Luật cán bộ, công chức. Trường
hợp kéo dài tuổi nghỉ hưu cảu Thẩm phán (nếu có) sẽ được quy định trong văn bản
pháp luật khác.
Liên quan đến cơ chế
thi tuyển và tuyển chọn Thẩm phán, nhiều ý kiến tán
thành với quy định hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán
quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức kỳ thi tuyển chọn nguồn Thẩm phán; xem
xét tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đề nghị bổ nhiệm làm Thẩm
phán.
Đức Nhuận