Ngày 22 tháng 11 năm 2024 - 10:34:36 | | |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII: Thảo luận Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) Đăng ngày: 11/11/2014
Chiều 10/11/2014, tiếp theo chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa
XIII, Quốc hội đã có phiên thảo luận toàn thể tại Hội trường về Dự án Luật
Doanh nghiệp (sửa đổi). Các ĐBQH đã tập trung thảo luận về người đại diện theo pháp
luật, về con dấu của doanh nghiệp
và về doanh nghiệp do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII
Sau Kỳ
họp thứ 7, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Kinh tế phối hợp với Ban
soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội; đồng thời,
tổ chức các hội thảo, tọa đàm để nghe ý kiến các chuyên gia, các doanh nghiệp,
các nhà khoa học, nhà quản lý…; tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách
để thảo luận những vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau. Có ý kiến đề nghị thống nhất khái niệm
doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; còn doanh
nghiệp có vốn khác của Nhà nước, dù là vốn Nhà nước chi phối, thì gọi là công
ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn Nhà nước. Ý kiến khác đề
nghị giữ nguyên cách gọi DNNN đã thành thông lệ. Theo báo cáo tiếp thu, chỉnh
lý, giải trình dự án Luật doanh nghiệp (sửa đổi) của Ủy ban thường vụ Quốc hội
thì Luật doanh nghiệp có một chương quy định về tổ chức quản lý, tổ chức lại và giải thể đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ, kể cả trong trường hợp vốn Nhà nước chi phối thì Nhà nước, thì chỉ
tham gia với tư cách là một đồng chủ sở hữu, cổ đông của doanh nghiệp như các
đồng chủ sở hữu, cổ đông khác của doanh nghiệp; quản trị trong các doanh nghiệp
thuộc loại này không có khác biệt. Do vậy, việc tổ chức quản lý của các doanh
nghiệp này thực hiện theo quy định tương ứng tại các chương, điều khác của dự
án Luật.
Đại biểu Đỗ Thị Thu
Hằng - đoàn Đồng Nai cho rằng, tại Khoản 2, Điều 152 quy định công ty cổ phần
mà nhà nước sở hữu trên 51% tổng số phiếu biểu quyết thì chủ tịch Hội đồng quản
trị không được kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc, tuy nhiên, theo hướng dẫn áp dụng
tại Khoản 2, Điều 88 của dự án luật thì việc tổ chức quản lý của doanh nghiệp
do nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ thực hiện theo các quy định công ty
trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên và công ty cổ phần. Như vậy giữa báo
cáo tiếp thu của Ủy ban thường vụ Quốc hội và dự án luật có sự không thống nhất.
Theo đại biều Hằng thì đây là sân chơi chung cho tất cả các nhà đầu tư. Do đó,
nhà nước tham gia với tư cách là một nhà đầu tư thì cũng phải tuân thủ các quy
định chung, không nên phân biệt doanh nghiệp có hay không có vốn nhà nước nhằm
tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, đại biểu đề nghị điều chỉnh lại Điều
152 và bỏ khoản 8 tại Điều 4 của Dự án luật để tạo sự công bằng cho các doanh
nghiệp, tạo sự thuận lợi cho quá trình cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước và
tăng hiệu quả kinh tế sau cổ phần hóa.
Đức Nhuận
|
|
|