Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 85-T6-2012

Một số kết quả sau Hội nghị “Trao đổi kỹ năng hoạt động cho Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã”

Đăng ngày: 05/06/2013
​Qua triển khai thực hiện Kế hoạch số 447/KH-HĐND ngày 09 tháng 11 năm 2011, Chương trình số 26/CTr-HĐND ngày 08 tháng 2 năm 2012 của Thường trực HĐND tỉnh về tổ chức các hội nghị bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh, thời gian từ ngày 21/2/2012 đến hết ngày 30/3/2012 trên địa bàn 11 huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Thường trực HĐND tỉnh vừa ban  hành Thông báo số 177/TB-HĐND ngày 18/5/2012 về kết quả Hội nghị như sau:

​      Thứ nhất, về công tác tổ chức

     Các hội nghị được tổ chức đúng thời gian, địa điểm, nội dung, thành phần theo chương trình, kế hoạch đã đề ra. Cụ thể:

     - Về phương thức tổ chức: Các hội nghị được tổ chức theo phương thức trao đổi trực tiếp, tổ chức từng hội nghị tại tất cả các đơn vị cấp huyện, nhằm mục đích tạo điều kiện trao đổi trực tiếp giữa các báo cáo viên với các vị đại biểu để cùng thảo luận về các tình huống nảy sinh qua thực tế hoạt động đại biểu. 

      - Thời gian: mỗi hội nghị trong thời gian từ 2 đến 2,5 ngày (tùy vào thực tế thảo luận tình huống của từng huyện), thời điểm từ ngày 21/02/2012 đến hết ngày 30/3/2012 đã hoàn tất tại 11 huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa. 

      - Nội dung:  gồm 3 nhóm chuyên đề về Kỹ năng giám sát, thẩm tra; Nâng cao chất lượng kỳ họp; Kỹ năng tiếp công dân, xử lý đơn thư Khiếu nại-Tố cáo gửi đến đại biểu HĐND và kỹ năng giám sát của HĐND đối với việc giải quyết đơn thư Khiếu nại-Tố cáo, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật cấp huyện, cấp xã. 

     - Công tác tổ chức nhìn chung có sự chuẩn bị chu đáo, phối hợp chặt chẽ để cung cấp thông tin kịp thời giữa HĐND tỉnh với HĐND cấp huyện. Ban tổ chức điểm danh từng buổi để theo dõi sát số đại biểu tham dự, photo tài liệu bổ sung, giới thiệu chương trình, chuẩn bị tốt điều kiện ăn nghỉ, nước uống cho đại biểu. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cũng phát Phiếu đánh giá để đại biểu cho ý kiến và thu lại sau từng hội nghị để nghiên cứu, rút kinh nghiệm cho các hội nghị lần sau.

     - Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: hầu  hết các đơn vị tổ chức tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, phòng họp đảm bảo yêu cầu. Riêng tại Biên Hòa, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế (quạt không đủ mát, âm thanh nhỏ,…) ảnh hưởng đến chất lượng của hội nghị. Về thiết bị trình chiếu, một số đơn vị sử dụng màn hình LCD (huyện Tân Phú và Thống Nhất), tuy hiện đại, độ sắc nét cao nhưng do kích thước hơi nhỏ nên đại biểu ngồi phía sau khó nhìn thấy. 

    Thứ hai, tinh thần, ý thức, thái độ của đại biểu

    Thành phần đại biểu được triệu tập gồm Thường trực HĐND, các Ban HĐND, tổ trưởng tổ đại biểu HĐND huyện và xã. Qua theo dõi hội nghị cho thấy, đại biểu tham dự đông đủ, tổng số đại biểu được triệu tập là 1.437, có 1.247 đại biểu đến dự, chiếm tỉ lệ trung bình 87%. Tinh thần đại biểu tham gia tập huấn hết sức tập trung, nghiêm túc, thảo luận sôi nổi, trao đổi cụ thể từ thực tiễn đến phương pháp xử lý từng vấn đề do thực tiễn đang gặp vướng mắc. Nhiều đại biểu tuổi đã cao vẫn khắc phục khó khăn để về tham dự hội nghị, có tinh thần cầu thị và ý thức trách nhiệm cao. Trong suốt đợt tập huấn, không có đại biểu nào vi phạm nội quy của hội nghị. Đối với một số đơn vị, đại biểu tuy chưa mạnh dạn phát biểu nhưng khi được báo cáo viên chỉ định đều thể hiện được sự đầu tư nghiên cứu vấn đề, kết quả xử lý bài tập tình huống đạt yêu cầu.

     Tuy nhiên, do hầu hết tại các đơn vị, số đại biểu cấp huyện, cấp xã được cơ cấu lần đầu chiếm tỉ lệ cao (trung bình khoảng 67%) do đó chưa có nhiều thời gian tiếp cận với các vấn đề mang tính lý luận, chưa va chạm thực tế nên chưa có nhiều nội dung cần trao đổi tại phiên thảo luận, vì vậy chưa có điều kiện phân tích sâu vấn đề. Ngoài ra, một số ít đại biểu HĐND cấp xã đi trễ, nghe điện thoại trong giờ nên có phần ảnh hưởng đến chất lượng hội nghị.

     Thứ ba, về đội ngũ báo cáo viên

     Đánh giá về chất lượng tài liệu bồi dưỡng: Báo cáo viên đã đầu tư nhiều công sức, trí tuệ và thời gian trong việc biên soạn tài liệu, chọn lựa nội dung, phương pháp trình bày phù hợp để giúp các đại biểu có điều kiện tiếp thu và cập nhật kiến thức, bên cạnh đó đã xây dựng các bài tập tình huống để giúp minh họa và kết nối vấn đề từ lý luận đến thực tiễn. 

    Qua đánh giá về tinh thần thái độ và phương pháp trình bày cho thấy: 100% đại biểu được khảo sát đã đánh giá đội ngũ báo cáo viên có trình độ, tinh thần thái độ nhiệt tình, thân thiện, trình bày rõ ràng cụ thể từng vấn đề giúp cho đại biểu dễ hiểu, dễ nắm bắt được các quy trình trong hoạt động giám sát, thẩm tra và hoạt động của HĐND cấp huyện, cấp xã. Với việc đưa ra các bài tập tình huống sát với thực tiễn đã tạo hiệu quả trao đổi sôi nổi, thẳng thắn tại hội nghị. 

     Trong quá trình chuẩn bị tài liệu và file chiếu đã có sự cập nhật, rút kinh nghiệm của từng hội nghị. Từng chi tiết nhỏ như kiểu chữ, font chữ được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm từng hội trường, nội dung file chiếu bám sát đề cương để đảm bảo cho đại biểu theo dõi…đã được báo cáo viên qua thu thập Phiếu đánh giá của từng hội nghị để nghiên cứu rút kinh nghiệm cho các hội nghị tiếp theo sau đó. 

     Bên cạnh đó, báo cáo viên cũng khéo léo lồng ghép các tình huống thực tế nhẹ nhàng, hài hước trong giờ làm việc để giảm căng thẳng cho đại biểu, phát động chương trình văn nghệ hoặc tranh thủ trao đổi, gặp gỡ với đại biểu trong giờ giải lao…đã tạo được không khí vui vẻ thân mật, chan hòa tại hội nghị.

Picture 0d02.jpg
Đồng chí Huỳnh Thị Nga- Phó Chủ tịch HĐND tỉnh khai mạc
hội nghị bồi dưỡng đại biểu tại huyện Tân Phú​
 

     Một số kết quả đạt được

    Qua tổng hợp ý kiến đánh giá, nhận xét của đại biểu về chất lượng nội dung và công tác tổ chức cho thấy, đa số đại biểu hài lòng, 95% đại biểu đánh giá việc tổ chức hội nghị là cần thiết và rất cần thiết, 100% đại biểu cho rằng nội dung chuyên đề được trình bày thiết thực, có nhiều khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động đại biểu sau này, 98% đại biểu nhận xét báo cáo viên thân thiện, nhiệt tình, trình bày và phân tích rõ ràng, có dẫn chứng và đưa ra các ví dụ từ thực tiễn giúp cụ thể hóa vấn đề gần gũi với thực tiễn công tác của đại biểu, 75% đại biểu đề nghị Thường trực HĐND tỉnh tiếp tục tổ chức nhiều hội nghị bồi dưỡng hàng năm để tạo điều kiện nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu. 

     Kết quả về nhận thức, qua trao đổi 3 nhóm chuyên đề trong chương trình hội nghị tập huấn, đại biểu đã được trang bị thêm một số kiến thức cơ bản trong hoạt động HĐND, qua đó đã tập hợp và hệ thống hóa đầy đủ các quy định của pháp luật, phân biệt các văn bản QPPL, phân định rõ vai trò của Thường trực HĐND, Ban HĐND, thu thập thêm kinh nghiệm trong hoạt động giám sát, thẩm tra, đặc biệt nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã, giúp HĐND cấp xã nâng cao khả năng trong việc thực hiện nhiệm vụ th eo quy định, linh hoạt trong việc tổ chức các cuộc giám sát, hoạt động tiếp xúc cử tri và tiếp công dân trên địa bàn. Qua thảo luận, đại biểu nêu nhiều ý kiến về sự cần thiết có sự hướng dẫn, giúp đỡ của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện trong các mặt hoạt động của Ban HĐND cấp xã (thí điểm), xây dựng mối quan hệ giữa HĐND-UBND-UBMTTQVN để có sự phối hợp chặt chẽ, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động của HĐND cấp xã, đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cho hoạt động HĐND và các đại biểu HĐND cấp xã.

     Tuy nhiên, bên cạnh đó tại nhiều đơn vị, đại biểu cho rằng thời gian tổ chức hội nghị còn chưa đảm bảo cho đại biểu nghiên cứu sâu vấn đề, đề nghị các đợt tập huấn sau cần bố trí thời gian hợp lý hơn ( ví dụ có đơn vị đề nghị cụ thể từ 3-5 ngày) để đại biểu có nhiều thời gian thảo luận, xử lý bài tập tình huống, có đơn vị đề nghị tăng thời lượng của từng chuyên đề cụ thể, ví dụ đề nghị tăng thời lượng dành cho chuyên đề 3 (Xây dựng và ban hành văn bản QPPL, kỹ năng tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại-tố cáo). Ngoài ra, cần bổ sung thêm các văn bản liên quan đến nội dung từng chuyên đề để đại biểu nghiên cứu, nắm bắt kịp thời. 

Picture 0s06.jpg
Các đồng chí lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh tham dự với tư cách
là báo cáo viên cùng 152 đại biểu HĐND thành phố, các phường, xã
 của TP.Biên Hòa  tại Hội nghị​
 

    Qua kết quả đợt hội nghị bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã đã cho thấy sự cần thiết của việc tổ chức hội nghị. Vì vậy, Thường trực HĐND tỉnh quyết định từ năm 2013 trở đi, mỗi năm sẽ tổ chức từ 1 đến 2 đợt hội nghị để hỗ trợ đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã trong việc bổ sung, cập nhật kiến thức, kinh nghiệm hoạt động đại biểu nhằm có cơ sở nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động HĐND. Thường trực HĐND tỉnh đã đề nghị các Ban HĐND tỉnh qua đợt hội nghị vừa qua, thu xếp thời gian nghiên cứu, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh tài liệu bồi dưỡng, phương pháp trình bày, điều chỉnh thời lượng từng chuyên đề cho phù hợp với tình hình thực tiễn để chuẩn bị cho các đợt hội nghị bồi dưỡng các năm sau. Bên cạnh đó, đề nghị Thường trực HĐND cấp huyện nghiên cứu, tùy tình hình thực tiễn ở đơn vị mình, có thể tổ chức các hội nghị bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho HĐND cấp xã để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đại biểu. Thường trực HĐND tỉnh cũng chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh tham mưu xây dựng chương trình cụ thể, chi tiết từ năm 2013 đến cuối nhiệm kỳ VIII để HĐND tỉnh, HĐND cấp huyện chủ động trong công tác chuẩn bị, phối hợp tổ chức hội nghị được chặt chẽ, chu đáo, hiệu quả cao.

                                                                                    Kim Chung