Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 39 tháng 01,02-2008

NĂM TÝ NÓI CHUYỆN VỀ NHỮNG HIỂM NGUY TỪ ... CHUỘT.

Đăng ngày: 23/02/2008
Trong quan hệ giữa các loài động vật với người, dễ dàng nhận thấy chuột không mang lại lợi ích gì mà hầu như chỉ toàn là tai hại.
Hàng năm trên thế giới, các loài chuột phá hoại mùa màng ăn hết từ khoảng 42-45 triệu tấn hoa màu và lương thực do con người làm ra. Và đến đâu, chúng cũng gieo biết bao mầm bệnh trong đó có nhiều loại vi sinh vật và kí sinh trùng gây ra những dịch bệnh chết người ...

Theo giới chuyên môn cho biết, ngày nay loài "Tý" có thể có thể lây truyền cho người gần 40 bệnh kí sinh trùng và vi sinh vật khác nhau. Trước hết là các bệnh kí sinh trùng bên ngoài. Các loài chuột có thể gây cho người 4 loại bệnh nấm da lông. Loài nấm da Microsporum persicolor có ở khắp nơi, các bào tử khớp của các loài nấm này trên lông chuột đồng có thể lan sang người khi tiếp xúc trực tiếp với chuột (cầm, bắt ...) hoặc qua chó, mèo lây sang người. Bào tử khớp phát triển thành sợi nấm trên da người gây ra ban đỏ khô với bờ có mụn nhỏ ! Nấm lông Microsporum canis. Trichosporum quinckeanumTrichosporum menragrophytes từ chuột hoang có thể lây sang người trực tiếp hay thông qua chó, mèo, gây bệnh rụng lông tóc. Loài bò chét của chuột Xenopsilla cheopris có ở khắp nơi có thể trực tiếp nhảy sang người. Chúng sống trên da người gây nên ban đỏ nổi mẩn và ngứa. Nhưng nguy hiểm lớn là vết đốt của bọ chét có thể truyền bệnh dịch chuột (dịch hạch) và bệnh sốt chấy rận đôi khi trở thành dịch. Các bệnh ghẻ của chuột gây ra bởi các loài Myobia musculi; Notoedres murisNotoedres cuniculi dễ dàng lây truyền sang người do tiếp xúc trực tiếp, gây ban đỏ nổi mẩn và ngứa trên da. Loài ghẻ Trixascarus diversus ở chuột lang cũng lây sang người và có những biểu hiện tương tự. Hai loài ve từ chuột có khả năng kí sinh trên người là Thrombicula autumnalisThrombicula akamushi. Loài ve đều có mặt ở các nước ôn đới gây ra "ban đỏ mùa thu" trên da người. Loài ve sau có mặt ở Viễn Đông và Đông Nam châu Á cũng gây các tổn thương tương tự, ngoài ra còn có thể truyền "bệnh sốt sông Nhật Bản" không kém phần nguy hiểm.

Loài Tý còn lây truyền cho người hàng chục bệnh kí sinh trung bên các bệnh giun, sán và các bệnh kí sinh trùng máu. Trước hết, các loài chuột có thể truyền hai bệnh giun xoắn Angiostrongylus cantonensisMorerastrongylus costa-riensic. Ấu trùng của các loài giun này phát triển trên một loài ốc ở cạn hay nước ngọt hoặc một loài sên trần. Ấu trùng của loài thứ nhất vào người, di hành đến phần chất xám của não, phát triển tiếp thành dạng giun xoắn chưa chín muồi, gây viêm màng não, đôi khi có hậu quả nặng nề. Ấu trùng của loài thứ hai thì tạo ra các u hạt trong ruột non và gây ra bệnh giun xoắn đường ruột ở người. Loài giun quấn của chuột Trichnella spiralis thường sống trong ruột, ấu trùng của nó di hành và tạo nên các kén trong cơ vân của chuột có sức gây nhiễm. Người mắc bệnh do ăn thịt chuột mắc bệnh nấu chưa chín. Loài giun chỉ Brugia malayi gây bệnh cho chuột ở vùng Viễn Đông và Đông Nam châu Á luôn luôn có mặt trong máu ngoại biên của các con vật mắc bệnh. Các loài muỗi có thể truyền bệnh này cho người (nhất là ở vùng rừng núi và nông thôn). Các ấu trùng của giun chỉ phát triển trong muỗi thành dạng ấu trùng gây nhiễm L3. Khi vào cơ thể người, chúng thành giun chỉ trưởng thành khu trú ở hệ lâm ba của người và gây ra "bệnh chân voi". Có ba loài sán máng của chuột là Schistosoma japonicum ở Viễn Đông, Schistosoma ở châu Phi nhiệt đới và Nam Mỹ và Schistosoma douthitti ở Bắc Mỹ. Ấu trùng của các loài sán này phát triển trong một loài ốc rồi thoát ra môi trường nước sống tự do. Người mắc bệnh do lội và tắm ở những vùng nước bị nhiễm các vĩ ấu của các loài sán này. Vĩ ấu xâm nhập qua da người, phát triển thành sán máng trưởng thành, di theo máu và khu trú tại gan, phổi, vách ruột gây ra bệnh sán máng phủ tạng ở người, hay khu trú dưới da gây ra "bệnh viêm da của người bơi lội". Chuột còn làm lây sang người sáu loài bệnh sán dây thuộc các họ khác nhau. Hai loài sán dây Taenia crassicepsTaenia crussicolis  từ cáo, mèo lây truyền cho chuột và tồn tại dưới dạng nang sán (sán gạo) dưới da. Người mắc bệnh sán dây thứ nhất do ăn thực vật bị nhiễm trùng của sán do chuột bài xuất ra ngoài hoặc cầm, bắt chuột mắc bệnh. Các trứng này phát triển thành gạo sán khu trú dưới da người. Còn loài sán dây thứ hai thì tạo ra gạo sán trong gan của người. Loài sán đầu gai của chuột Echinococcus multilocularis thường làm ô nhiễm thực vật trên đồng ruộng do phân của nó. Người mắc bện sán này do cầm, bắt chuột hoặc do ăn thực vật bị nhiễm trứng sán chưa nấu chín. Trứng sán phát triển thành ấu trùng rồi sán trưởng thành gây bệnh sán đầu gai ở người. Hai loài sán dây khác có nguồn gốc từ chuột là Hymenolepsis diminutaHymenolepsis nana var fraterna và vòng đời của chúng phải thông qua vài loài côn trùng cánh cứng ăn hạt và bột gọi là sâu bột. Trứng sán nhiễm vào chúng ở giai đoạn nhộng đã phát triển và tạo thành các nang sán (gạo sán) trong xoang của sâu bột. Người mắc bệnh do ăn bột chứa các sâu bột hay các mảnh của chúng. Nang sán khi vào người phát triển thành sán trưởng thành và gây bệnh sán dây. Loài chuột còn mắc bệnh sán dây do Raillietina celebensis; Raillietina murium; Raillietina sirirali  (ở Đông Nam châu Á) v.v... Một số côn trùng ăn phân đã nuốt trứng sán vào cơ the, trứng sán nở ra thành ấu trùng rồi thành kén. Người mắc bệnh khi ăn rau xanh vô tình nuốt phải kén trứng sán này. Sán dây khá dài, trong ruột người nó có thể đạt tới 10m. Ít ra cũng có năm bệnh do kí sinh trùng Leishmania (động vật đơn bào có lông tiên mao) từ chuột lây truyền sang người. Chúng có trong máu của các loài chuột hoang. Ký chủ trung gian truyền bệnh này cho người là muỗi cát. Người mắc bệnh có nhiều biểu hiện bệnh khác nhau : Mầm bệnh tích ở da dưới dạng u hủi, dạng nổi mụn loét, dạng mụn cóc khô, hoặc bệnh "kalar-azar", gây xuất huyết và ỉa chảy dẫn tới tử vong do cơ thể suy nhược hoặc do bội nhiễm vi khuẩn và virut khác (Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy cấp vừa qua cũng có thể từ nó chăng ?).

Một bệnh kí sinh trùng máu nguy hiểm mà các loài chuột có thể lây truyền cho người là bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma cruzi Trypanosoma rangeli gặp ở châu Mỹ. Bệnh lây truyền sang người do các loài rệp có cánh. Ấu trùng của loài tiên mao trùng này có trong phân của loài rệp. Chúng truyền bệnh cho người không phải qua vết đốt mà chính là từ phân qua các vet xước trên da và gây ra sốt bệnh Chagas với những triệu chứng : phù nề, rối loạn tim, tiến triển theo thể cấp tính gây tử vong hoặc theo thể mạn tính với các hội chứng thần kinh như múa giật, mất tiếng nói, rối loạn vận động. Chuột còn lây truyền cho người bệnh lê dạng trùng gây ra bởi Babesia microti, một bệnh kí sinh trùng máu thấy ở Bắc Mỹ, Trung Âu, Tây Âu và khu vực Đông Nam Á. Bệnh truyền từ chuột sang người qua một loài ve. Người bị bệnh sốt và có thể có hậu quả nặng nề.

Đề phòng các loài bệnh của chuột, tránh tiếp xúc với chúng, giữ gìn vệ sinh thức ăn, nước uống, tránh để muỗi, rệp đốt và tìm mọi biện pháp để diệt chuột. Cần phải bảo vệ các loài chim ăn chuột như chim cú, bìm bịp ... (một cú mèo trong một năm có thể diệt được 1500 con chuột), và các loài ăn chuột khác ...

Trung Giang (Y khoa Huế-tổng hợp)