Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của cơ quan dân cử

Đăng ngày: 10/06/2015
Chiều 9-6, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII tiến hành với nội dung thảo luận Dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Nhiều đại biểu cho rằng hoạt động giám sát của Quốc hội (QH), Hội đồng nhân dân (HĐND)  trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành quy định về hoạt động giám sát của QH, HĐND cũng bộc lộ nhiều bất cập. Do đó, việc ban hành một đạo luật về hoạt động giám sát của QH, HĐND là thực sự cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan do nhân dân bầu ra.

Góp ý về Dự án Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND (Dự án Luật), Đại biểu Trương Văn Vở - Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng, Dự án luật đã kế thừa luật hiện hành và bổ sung một số điểm mới nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của QH như quy định việc ban hành Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ QH, ban hành kết luận sau phiên họp giải trình của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của QH, kể cả phiên họp giải trình của Thường trực HĐND.
Để hoàn thiện Dự án Luật, theo đại biểu Trương Văn Vở, cần bổ sung quy định rõ về nguyên tắc hoạt động giám sát, tránh chồng chéo, trùng lắp và dàn trãi về nội dung, từ đó, làm cơ sở quy định nội dung giám sát  theo hướng rõ phạm vi, rõ mức độ, tính chất và phù hợp với từng chủ thể giám sát như: QH, Ủy ban thường vụ QH, HĐND, Thường trực HĐND hoặc quy định mối quan hệ điều hòa, phối hợp giữa Ủy ban thường vụ QH và Thường trực HĐND; giữa Thường trực HĐND với các Ban HĐND, nhất là giữa Đoàn đại biểu QH với Thường trực HĐND, các Ban HĐND ở địa phương.
Hiện nay, có tình trạng cùng một nội dung giám sát thực thi pháp luật ở địa phương nhưng cả đại biểu QH, Đoàn đại biểu QH; Đại biểu HĐND, các Ban HĐND đều cùng thực hiện. Như thế là chồng chéo, trùng lắp, do vậy, Dự án Luật cần nghiên cứu, xem xét và điều chỉnh quy định để không để xảy ra tình trạng này.
Về thẩm quyền giám sát của QH, trong Dự thảo Luật quy định QH có quyền giám sát các cơ quan khác do QH thành lập. Như vậy, Quốc hội có thể giám sát hoạt động Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH. Tán thành với quan điểm này, đại biểu Trương Văn Vở cho rằng quy định như thế sẽ đảm bảo tính thống nhất của Luật, bởi lẽ, Dự án Luật đã quy định HĐND giám sát hoạt động của Thường trực HĐND và các Ban HĐND. Đồng thời, để bảo đảm thực hiện có hiệu quả yêu cầu, kiến nghị, kết luận giám sát, đặc biệt là Nghị quyết sau giám sát tại kỳ họp QH, HĐND, kể cả Nghị quyết sau phiên họp giải trình của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, phiên họp giải trình của Thường trực HĐND thì trong Dự án Luật cần có quy định cụ thể, rõ về ràng buộc pháp lý một cách chặt chẽ, nghiêm minh nhằm bắt buộc tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải hành động, phải thực thi.
Nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát, đại biểu Trương Văn Vở đề nghị QH quan tâm, xem xét, bổ sung Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (trước khi trình QH xem xét thông qua tại kỳ họp này) về cơ cấu, tổ chức của HĐND, nhất là Trưởng Ban HĐND các cấp theo hướng quy định bắt buộc là đại biểu HĐND chuyên trách và cân nhắc xem xét, xác định Văn phòng HĐND cấp huyện là cơ quan tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện thay cho quy định cũ là Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Đức Nhuận