Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 61-T1&2.2010

Nguyên nhân án bị huỷ, sửa hầu hết là do lỗi chủ quan của Thẩm phán

Đăng ngày: 01/06/2010
Nguyên nhân án bị huỷ, sửa hầu hết là do lỗi chủ quan của Thẩm phán
Ông Lê Thành Văn, Phó Chánh án TAND tỉnh báo cáo kết quả xét xử với Đoàn giám sát
Năm 2009, tổng số các loại án thụ lý trong toàn ngành tòa án là 11.136 vụ, đã giải quyết 10.385 vụ, đạt tỷ lệ 93,2%. So với năm 2008 thụ lý tăng 1.066 vụ, giải quyết tăng 898 vụ (năm 2008 thụ lý 10.070 vụ, giải quyết 9.487vụ, đạt tỷ lệ 94,2%). Riêng Tòa án tỉnh thụ lý 1.424 vụ, đã giải quyết 1.290 vụ, còn tồn 134 vụ, (trong đó có 02 vụ quá hạn luật định) đạt tỷ lệ 90,6%. So với năm 2008 thụ lý giảm 237 vụ, giải quyết giảm 291 vụ (năm 2008 thụ lý 1661 vụ, giải quyết 1581 vụ, đạt tỷ lệ 95%). Nguyên nhân giảm là do tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện.

    Tổng số án toàn ngành bị hủy trong năm là 105 vụ, (HS: 08 vụ, DS: 70 vụ, HNGĐ: 13 vụ, HC-KT-LĐ: 07 vụ) trong đó có 95 vụ bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán, so với năm 2008, số án bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán tăng 41 vụ (năm 2008 hủy 54 vụ). Số án bị sửa của toàn ngành là 277 vụ, (HS: 122 vụ, DS: 120 vụ, HNGĐ: 13 vụ, HC-KT-LĐ: 22 vụ), trong đó có 249 vụ bị sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán.

    Trong năm, số án toàn ngành bị hủy là 105 vụ, chiếm tỷ lệ 1,01% trên tổng số án đã giải quyết (HS: 08 vụ, DS: 70 vụ, HNGĐ: 13 vụ, HC-KT-LĐ: 07 vụ). Trong đó có 95 vụ bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán, chiếm tỷ lệ 0,91%. So với năm 2008, số án bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán tăng vụ (năm 2008 hủy 54 vụ). Số án bị sửa của toàn ngành là 227 vụ, chiếm tỷ lệ 2,66% trên tổng số án đã giải quyết (HS: 122 vụ, DS: 120 vụ, HNGĐ: 13 vụ, HC-KT-LĐ: 22 vụ). Trong đó có 249 vụ bị sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán, chiếm tỷ lệ 2,4 %).

    Nguyên nhân án bị huỷ, sửa hầu hết là do lỗi chủ quan của Thẩm phán hai cấp tỉnh và huyện. Với tính chất các vụ án ngày càng phức tạp, có thể nói mỗi tranh chấp phát sinh khởi kiện đến Tòa án đều khác nhau về tính chất và mức độ. Nhưng giống nhau ở một điểm là mỗi chủ thể của quan hệ pháp luật có tranh chấp đều luôn tìm mọi cách để bảo vệ quyền lợi của mình, kể cả việc dùng các thủ đoạn như cố tình che dấu, thay đổi, ngụy tạo chứng cứ… Quá trình xác minh, thu thập chứng cứ nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án để phán quyết chính xác, công bằng là nhiệm vụ khó khăn và cũng là mong muốn của mỗi Thẩm phán. Nhưng vấn đề nhận thức, đánh giá chứng cứ trong khi xét xử nhất là những vụ án phức tạp thì mỗi Thẩm phán có nhận thức riêng, quan điểm đôi khi không giống nhau và có lúc phạm phải sai lầm. Bên cạnh đó, do khối lượng công việc quá lớn, tất cả các Thẩm phán đều phải tập trung cao độ vào việc xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết án đúng thời hạn, không để tồn đọng. Năm 2008, bình quân mỗi Thẩm phán giải quyết 9,3 vụ /tháng, qua năm 2009 con số này là 12,5 vụ/tháng, Tòa án Biên Hòa mỗi Thẩm phán trung bình giải quyết 19,5 vụ/ tháng và có Thẩm phán trong năm giải quyết xét xử 234 vụ án các loại. Việc chạy theo số lượng án phải giải quyết và tuân thủ thời gian luật định đã tạo ra áp lực căng thẳng, do đó sai sót xảy ra là không thể tránh khỏi. Từ đó dẫn đến chất lượng án còn nhiều hạn chế, bị cấp phúc thẩm hủy, sửa do các lỗi như: bỏ sót tư cách người tham gia tố tụng; chưa thu thập đầy đủ chứng cứ để làm sáng tỏ một số tình tiết quan trọng trong vụ án dẫn đến quyết định của bản án chưa đủ căn cứ thuyết phục; việc hiểu và vận dụng chưa sâu sát các qui định của pháp luật dẫn đến đường lối giải quyết án không chính xác v.v..

    Theo quy định của ngành, các Thẩm phán có án bị hủy phải làm bản giải trình vào cuối năm và Thẩm phán nào có án bị hủy vượt quá 1,16% sẽ không được xét thi đua . Cuối nhiệm kỳ, Thẩm phán nào có số án bị hủy cao sẽ không được xem xét tái bổ nhiệm Thẩm phán. Đây là một trong những quy định của ngành đối với Thẩm phán trong công tác xét xử án. Do đó, Thẩm phán hai cấp huyện và tỉnh luôn nỗ lực phấn đấu trong công tác nghiệp vụ để hạn chế đến mức thấp nhất án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan, góp phần hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, của ngành mà Đảng và nhà nước đã giao phó. .

    Ngoài ra có nhiều vụ án bị hủy, sửa nguyên nhân là do quan điểm khác nhau trong đánh giá chứng cứ dẫn đến việc không thống nhất về đường lối giải quyết vụ án; hay xác định quan hệ pháp luật, tư cách người tham gia tố tụng.. Do vậy có nhiều bản án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hủy, sửa nhưng Tòa án tỉnh không đồng tình. Trong năm, Tòa án tỉnh đã có văn bản đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm 6 vụ án (3 vụ dân sự và 3 vụ hành chính).

Sĩ Tiến