|
Đại biểu HĐND ba cấp tiếp xúc cử tri xã Túc Trưng huyện Định Quán tại nhà cộng đồng Chơro |
Nội dung được cử tri quan tâm phản ánh nhiều nhất vẫn là vấn đề quy hoạch, đền bù giải tỏa, giải quyết tái định cư tại các địa bàn: Thành phố Biên Hòa, huyện Thống Nhất, Trảng Bom. Theo dòng thông tin phản ánh từ các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri đặc biệt quan tâm đến tình hình “quy hoạch treo” và đề nghị UBND tỉnh công bố danh mục cụ thể, giải pháp khắc phục tình trạng này. Vấn đề “nóng” tiếp theo là việc thực hiện Bảo hiểm y tế tự nguyện, theo cử tri thuộc nhiều địa phương thì việc quy định mua bảo hiểm y tế cho cả hộ gia đình là khó có khả năng thực hiện đối với nhiều hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Bức xúc về vấn đề này, đại biểu Trần Thị Thu Hằng còn đề nghị HĐND tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề về bảo hiểm y te để thu nhận những ý kiến cử tri đặc biệt là những cử tri trong ngành ý tế xoay quanh vấn đề này từ đó có những kiến nghị đối với các ngành Trung ương.
Một vấn đề có thể nói là được phản ánh lần đầu nhưng mang đậm tính thời sự hiện nay được cử tri Huỳnh Hữu Nghĩa phản ánh, đó là tình hình quản lý các điểm trông giữ trẻ tai gia. Trong những năm gần đây thì dịch vụ này phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh do điều kiện đặc thù về dân số và đã xuất hiện tình trạng trẻ em bị xâm hại nghiêm trọng từ chính các điểm trông giữ trẻ này, đã được báo chí phản ánh và gây bức xúc trong dự luận. Chính vì vậy, cử tri cũng như đại biểu quan tâm đến vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với vấn đề này như thế nào?
Thêm một vấn đề thời sự khác là tình hình vệ sinh, an toàn thực phẩm đặc biệt là vấn đề có hay không sự lưu hành cũng như sản xuất của sản phẩm “nước tương đen” trên địa bàn tỉnh. Cử tri băn khoăn về trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Cử tri thuộc ở những địa bàn dọc các tuyến Quốc lộ tiếp tục quan tâm đến việc đảm bảo an toàn giao thông: Vấn đề lắp đặt hệ thông nắp cống ven Quốc lộ khi mùa mưa đáng đến để tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra; tình trạng có sự chếnh lệch về độ cao quá lớn giữa lòng và lề đường gây mất an toàn giao thông và đề lắp đặt dải phân cách ở những khu vực thường xuyên xảy ra tai nạn.
Vấn đề ô nhiễm môi trường, xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân là những nội dung “đến hẹn lại lên” tại nhiều kỳ họp. Do đặc thù về tốc độ phát triển công nghiệp cũng như việc chuyển giao đất giữa các nông lâm trường, đơn vị quân đội với Chính quyền chưa hoàn thành nên hai nội dung này thường xuyên được phản ánh tại nhiều kỳ họp và cần phải có khoảng thời gian để giải quyết một cách cơ bản.
Ngoài ra còn có các ý kiến đề nghị đầu tư hệ thống thủy lợi, chuyển hệ thông trường bán công thành công lập, thực hiện tiết kiem điện và đầu tư hệ thống điện phục vụ sinh hoạt, huy động nguồn đóng góp trong nhân dân, bố trí kinh phí cho các Trung tâm học tập cộng đồng... với gần 100 ý kiến cử tri, điều này cho thấy sự “muôn màu, muôn vẻ” củaý kiến cử tri cũng như những khó khăn của công tác quản lý nhà nước trong việc đáp ứng những mong muốn và quyền lợi của nhân dân.
Kiến nghị với HĐND tỉnh, cử tri đề nghị HĐND cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát, trước mắt cần tập trung vào giám sát cải cách hành chính vì vẫn còn tình trạng gây phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp đồng thời giám sát tình hình đảm bảo an toàn giao thông.
Tuy nhiên cũng có những ý kiến cử tri không mang tính góp ý xây dựng. Vẫn có tình trạng cử tri phản ánh ý kiến với thái độ gay gắt, không trung thực hoặc những vấn đề đã rõ ràng, đã được giải đáp nhưng cử tri vẫn cho rằng chưa thỏa đáng, đây chỉ là con số nhỏ trong số những ý kiến quý báu mà cử tri tin tưởng gửi gắm với đại biểu HĐND tỉnh trước thềm kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 11.
Nguyễn Thị Oanh