Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Nợ bảo hiểm xã hội: Doanh nghiệp làm, người lao động chịu

Đăng ngày: 20/11/2014
​Là tư lệnh ngành cuối cùng đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, sáng 19/11/2014, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã trả lời chất vấn về thực trạng và giải pháp giải quyết việc doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật lao động như nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương, tình hình và công tác quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; thực trạng thất nghiệp hiện nay, giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu…

DNT - PTHC Chat van ngay 19-11 (500 x 181).jpg
ĐBQH Đặng Ngọc Tùng (trái) chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền(phải)

Doanh nghiệp làm, người lao động chịu…

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mặc dù khoản nộp này đã được trừ trong lương trước khi đến tay người lao động, tuy nhiên, có trường hợp người lao động lại không được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội vì số tiền này đã bị doanh nghiệp chiếm dụng mà không nộp cho cơ quan bảo hiểm.

Trước thực trạng trên, Đại biểu Đặng Ngọc Tùng, đoàn Đồng Nai chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có giải pháp khắc phục tình trạng người lao động bị thiệt thòi, không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội vì nguyên nhân doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội ngay trong Luật Bảo hiểm xã hội trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần này hay không? "Mọi công dân và người lao động phải được bình đẳng trước pháp luật. Với trách nhiệm Bộ trưởng là Trưởng ban dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) kỳ này trình ra Quốc hội, Bộ trưởng có thấy trong dự thảo trình ra có sự ưu tiên cho những người lao động làm việc trong khu vực nhà nước mà xem nhẹ quyền lợi của những người lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước hay không? Nếu thấy thì Bộ trưởng có đồng tình với sự bất bình đẳng này?" - Đại biểu Tùng hỏi thêm.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết theo quy định thì doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm cho người lao động và trường hợp doanh nghiệp cố tình nợ bảo hiểm xã hội, không đóng cho bảo hiểm xã hội thì cơ quan quản lý trực tiếp sẽ xem xét trách nhiệm của doanh nghiệp đó. Trước mắt, các doanh nghiệp có trường hợp người lao động đến tuổi nghỉ hưu hoặc cần phải chốt sổ lao động thì doanh nghiệp phải đóng cá biệt cho những trường hợp này để đảm bảo cho quyền lợi của người lao động.

Về quyền lợi của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước thì theo quy định hiện hành, tiền lương đóng bảo hiểm, thời gian đóng để tính khi nghỉ hưu hiện tại đối với doanh nghiệp ngoài khu vực công có quy định toàn bộ thời gian đóng và hưởng. Đối với khu vực hành chính sự nghiệp (khu vực công) thì có quy định là từ 5 năm, 8 năm và 10 năm. Trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình Quốc hội lần này phải đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng, tiến tới bình đẳng giữa mọi người lao động theo hướng những người đóng bảo hiểm từ năm 2016 thì thời gian hưởng bảo hiểm sẽ được tính bình quân toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà không phân biệt khu vực nhà nước và ngoài nhà nước.

Nâng hiệu quả đào tạo nghề

Trước tình trạng hệ thống trung tâm dạy nghề, các trường nghề ngày càng được mở rộng, nhưng lao động đào tạo ra vẫn không đáp ứng yêu cầu công việc, và hiệu quả trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay là rất hạn chế, nhiều đại biểu đã chất vấn và đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp khắc phục thực trạng trên.

Trong phần trả lời của mình, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng một trong những nguyên nhân đó là tâm lý của thanh niên chưa xem trọng việc học nghề. Bộ trưởng cho biết thêm là 2/3 số học sinh tốt nghiệp cấp 3 lựa chọn các trường cao đẳng, đại học thay vì chọn học nghề. Nguyên nhân nữa là cách tổ chức dạy nghề còn có khiếm khuyết. Điều kiện chất lượng thiết bị, cũng như đội ngũ giảng dạy chưa tốt và giữa nhu cầu thị trường và việc giảng dạy tại trường nghề chưa có sự liên kết với nhau.

Để khắc phục tình trạng này, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo trong việc bố trí tuyển sinh, phân luồng, hướng dẫn các lực lượng trẻ để tham gia vào học nghề và tổ chức tốt việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đúng địa chỉ để tăng dần số lượng và chất lượng lao động học nghề, phấn đấu đến năm 2015 đạt 55% tổng số lao động qua đào tạo.

Tìm kiếm hài cốt liệt sỹ bằng mọi giá

Nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về vấn đề tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh trong các cuộc chiến tranh. Đại biểu Đặng Ngọc Tùng chất vấn Bộ trưởng có chủ trương tìm hài cốt liệt sỹ hy sinh trong tàu 604 ở đảo Gạc Ma hay không? Trả lời đại biểu, Bộ trưởng cho biết Đảng và Nhà nước ta xác định đã là liệt sỹ thì bất kỳ ở đâu cũng phải tìm và sẽ tìm. Nhưng từng đối tượng cụ thể sẽ có bước đi và việc tìm sẽ cụ thể, phù hợp. Có những việc giao cho một cơ quan nhưng cũng có việc phải giao cho 2 đến 3 cơ quan phối hợp để thực hiện việc tìm các anh hùng liệt sỹ của chúng ta.

Đại biểu Đỗ Văn Đương, đoàn thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp ngăn chặn tình trạng ngày càng nhiều gia đình thân nhân liệt sĩ bị các nhà ngoại cảm lừa đảo dẫn đến tìm kiếm sai hài cốt của liệt sĩ gây bất bình trong xã hội.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ đề án xác định danh tính liệt sỹ, giao cho ba trung tâm khoa học đó là trung tâm thuộc Bộ Công an, trung tâm thuộc Bộ Quốc phòng, trung tâm thuộc Viện khoa học Việt Nam thực hiện việc xác định danh tính liệt sỹ. Theo đó, tất cả những hài cốt liệt sỹ phải được giám định trước khi đưa về nơi chôn rau cắt rốn, vì vậy, đã hạn chế rất nhiều việc gia đình thân nhân liệt sĩ tự tổ chức tìm kiếm hài cốt liệt sĩ và bị lừa đảo như thời gian vừa qua.

Đức Nhuận