Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Phát triển công tác đối ngoại qua các Điều ước quốc tế

Đăng ngày: 05/11/2015
​Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, chiều 05.11, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận Dự án Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước Quốc tế sửa đổi.  

Sau gần 10 năm Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế (ĐƯQT) có hiệu lực, các ĐƯQT hai bên hoặc nhiều bên mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần trong việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội (KT-XH), bảo vệ lợi ích quốc gia. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp, đồng thời thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác đối ngoại trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

IMG_20151105_1416114 -rez.jpg
 ĐBQH Phạm Thị Hải phát biểu tại buổi thảo luận tổ chiều 05.11
Đại biểu Phạm Thị Hải - Đoàn Đồng Nai cho rằng tên Luật hiện hành tuy dài nhưng bao quát chưa hết phạm vi điều chỉnh của Luật, chỉ giới hạn trong ký kết, gia nhập và thực hiện, trong khi Luật điều chỉnh một phạm vi rộng hơn, do đó, đề nghị lấy tên gọi là Luật Điều ước quốc tế để đảm bảo tính khái quát, dễ hiểu.
Phát biểu ý kiến về nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, đại biểu Phạm Thị Hải cho rằng trong hệ thống luật quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng, tuân thủ và thực hiện luật quốc tế nói chung và điều ước quốc tế nói riêng theo đúng nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế. Đại biểu Hải đề nghị bỏ nội dung “đồng thời có quyền đòi hỏi thành viên khác cũng phải tuân thủ điều ước quốc tế đó” vì đây là văn bản luật quốc gia  không nên đặt ra “quyền” đối với quốc gia khác.
Đối với  trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra điều ước quốc tế, đại biểu Phạm Thị Hải đề nghị quy định cụ thể về việc thành lập Hội đồng kiểm tra để kiểm tra điều ước quốc tế nhằm đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng của Luật. Đồng thời, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm kiểm tra điều ước quốc tế trong trường hợp Bộ Ngoại giao là cơ quan đề xuất quy định tại Điều 8 dự thảo Luật.
Nhiều đại biểu quan tâm về việc cụ thể hóa các quy định tại khoản 14, Điều 70 của Hiến pháp. Đại biểu Phạm Thị Hải cho rằng nội dung về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội (QH) thì chưa được thể hiện cụ thể trong dự thảo Luật. Với quan điểm cho đây là vấn đề được các nước rất quan tâm trong quá trình đàm phán, ký kết, đại biểu Hải đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung nội dung này vào Luật.
Hiện nay có rất nhiều ĐƯQT được ký và đang chờ phê chuẩn, để đẩy nhanh việc phê chuẩn các ĐƯQT, nhất là sớm phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đại biểu Phạm Thị Hải đề nghị Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2016.
Sáng nay, 06.11, nhận lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Phu nhân và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Phu nhân, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình cùng Phu nhân sẽ hội kiến Chủ tịch Quốc hội và phát biểu trước toàn thể Quốc hội.

 

Đức Nhuận.