Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Quốc hội cho ý kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Đăng ngày: 28/05/2015
​Sáng 27/5, tiếp tục ngày làm việc thứ 7 của kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016 và điều chỉnh Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015.

 201505271458037370_DSC_0672 - Dang Ngoc Tung - Dong Nai (500 x 317).jpg

ĐBQH Đặng Ngọc Tùng phát biểu tại phiên thảo luận

    Điều hành phiên họp toàn thể tại hội trường, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các vị đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từ tháng 6/2014 đến nay và phân tích tính hợp lý về dự án luật, pháp lệnh đưa vào nhiệm kỳ khóa XIII và năm 2015. Về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu làm rõ quan điểm, tiêu chí, những căn cứ để lập chương trình, số lượng các dự án đưa vào chương trình xây dựng luật năm 2016 và kiến nghị giải pháp thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. 

    Đại biểu Đặng Ngọc Tùng - Đoàn Đồng Nai đề nghị Quốc hội quan tâm đưa Dự án Luật tiền lương tối thiểu vào Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2016 nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Đồng quan điểm trên, ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm - Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng việc xây dựng Luật tiền lương tối thiểu sẽ đảm bảo sự đồng bộ với việc thông qua Luật tổ chức Chính phủ và Luật chính quyền địa phương (sửa đổi) trong thời gian sắp tới.
Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng cần tránh tình trạng dồn nhiều dự án luật vào một cơ quan soạn thảo, cũng như cơ quan thẩm tra trong bối cảnh năm cuối nhiệm kỳ và năm chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ vì sẽ tạo nên tình trạng quá tải, không đảm bảo chất lượng công tác soạn thảo, thẩm tra. Theo Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết - Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu thì "cần quan tâm khả năng thực tế của các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và thời gian của Quốc hội xem xét thông qua các dự án luật, tránh dồn quá nhiều dự án vào một cơ quan, nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ chuẩn bị thẩm tra và chỉnh lý dự án".

    Có ý kiến đại biểu nhận định, số lượng dự án luật đề nghị điều chỉnh còn nhiều, văn bản quy định chi tiết thi hành luật chậm nên ảnh hưởng đến việc thực thi luật trong cuộc sống. Đặc biệt, việc gửi tài liệu của nhiều dự án luật cho cơ quan thẩm tra không đúng thời gian luật định, do đó, cần có những hình thức khen thưởng cơ quan nào làm tốt, phê bình nghiêm khắc đối với những cơ quan chưa thực hiện đúng quy trình theo quy định để siết lại kỷ cương trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

    Đức Nhuận