Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Quốc hội cho ý kiến Dự án Bộ luật tố tụng Dân sự (sửa đổi).

Đăng ngày: 27/10/2015
​Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, sáng 26/10, các vị đại biểu Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và tiến hành thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi).

 

DSC_3362 - DB Ho Van Nam - Dong Nai - Bo luat to tung dan su (Copy).JPG

 

 Đại biểu Hồ Văn Năm cho ý kiến về Bộ luật tố tụng dân sự (sđ) tại kỳ họp thứ 10,
Quốc hội khóa XIII.

Cho ý kiến về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và nguyên tắc giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có hiệu lực, đại biểu Hồ Văn Năm - Đoàn Đồng Nai cho rằng, đối với các trường hợp áp dụng các nguyên tắc, tập quán, pháp luật tương tự  làm căn cứ xét xử thì cần phải thật cân nhắc vì đây là vấn đề mới chưa được áp dụng trong thực tiễn và tổng kết thực tiễn thi hành, việc áp dụng còn mang tính trừu tượng cao, không phù hợp với điều kiện của Nhà nước ta hiện nay. Đại biểu đề nghị không nên vội vàng đưa các nguyên tắc trên vào trong Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) vì theo quy định tại của Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa án nhân dân thì thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Mặt khác, chúng ta chưa xác định được tiêu chí, chuẩn mực để làm thước đo trong việc xác định tập quán, pháp luật tương tự, lẽ công bằng trong cuộc sống và được toàn xã hội công nhận. Mặt khác, nếu giao cho Tòa án áp dụng tập quán, pháp luật tương tự, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định sẽ dẫn đến việc áp dụng pháp luật tùy nghi và theo ý thức chủ quan của thẩm phán trong việc giải quyết các vụ việc dân sự dẫn đến sai sót, thậm chí là tiêu cực trong khi giải quyết các vụ việc dân sự.

 

Về thời gian chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện Kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày, theo đại biểu Hồ Văn Năm thì quy định như vậy sẽ gây áp lực lớn cho Viện kiểm sát trong việc nghiên cứu hồ sơ, nhằm bảo đảm chất lượng cho Viện kiểm sát tham gia phiên tòa. Đại biểu đề nghị bổ sung thời gian nghiên cứu hồ sơ cho Viện kiểm sát đối với các vụ việc dân sự phức tạp có thể kéo dài thêm 7 ngày, như thế sẽ phù hợp với thời gian kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử của Tòa án nhân dân đã được quy định trong dự thảo luật.
Đại biểu Hồ Văn Năm cũng cho rằng, cần phải quy định chặt chẽ các nội dung công việc mà thẩm phán thực hiện sau khi vụ án được tạm đình chỉ theo hướng xác định rõ thời gian bao lâu thì thẩm phán có đề nghị cụ thể để Chánh án Tòa án nhân dân có văn bản kiến nghị với các cơ quan nhà nước xử lý các văn bản có liên quan, tránh tình trạng vụ án dân sự tạm đình chỉ không được quan tâm, theo dõi, giải quyết, dẫn đến vụ án kéo dài gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho pháp nhân và các cá nhân khác như hiện nay.

 

Đức Nhuận