Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Quốc hội thảo luận dự án Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi)

Đăng ngày: 16/06/2015
​Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, ngày 15/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi).

16.6 (500 x 360).jpg
Đại biểu Nguyễn Công Hồng phát biểu tại buổi thảo luận


Trong bối cảnh nước ta đang xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhiều đại biểu cho rằng, không thể từ chối giải quyết việc của dân chỉ vì lý do chưa có điều luật quy định. Pháp luật dù có hoàn thiện đến mấy cũng không thể theo kịp và dự liệu hết mọi vấn đề, lĩnh vực phát triển của đời sống, xã hội. Đại biểu Nguyễn Công Hồng - Đoàn Đồng Nai cho rằng sự cho phép phát triển án lệ áp dụng tập quán và nguyên tắc tương tự là một giải pháp bù đắp vào khoản thiếu hụt đó.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cân nhắc quy định "Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân nghiên cứu, áp dụng án lệ dân sự để giải quyết các vụ việc có nội dung tương tự. Trường hợp không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do". Theo đại biểu Nguyễn Công Hồng, hiện tại nước ta chưa có sẵn một hệ thống án lệ, do vậy, việc buộc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải nêu rõ lý do khi không áp dụng án lệ là chưa thực tế và không khả thi trong thời điểm hiện tại. Mặt khác, theo quy định của Luật tổ chức tòa án thì tòa án chỉ phát triển án lệ và công bố để cho các tòa án nghiên cứu tham khảo áp dụng trong khi xét xử.

Đại biểu Hồ Văn Năm - Đoàn Đồng Nai đề nghị không nên hạn chế phạm vi tham gia phiên tòa, phiên họp của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự vì cho rằng, Viện kiểm sát gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm sát đối với quyết định và bản án của tòa án dẫn đến nhiều quyết định và bản án có vi phạm, sai phạm không được phát hiện để kháng nghị.  Mặt khác, Tòa án chỉ căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, phiên họp để ra bản án quy định, do đó, nếu Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa, phiên họp mà chỉ thực hiện chức năng kiểm sát thông qua nghiên cứu hồ sơ, bản án của tòa án thì việc phát hiện ra vi phạm và sai phạm để ban hành kháng nghị kịp thời và chính xác là khó thực hiện. Mặt khác, việc tham gia các phiên tòa, phiên họp tại tòa án của Viện kiểm sát  không những không gây cản trở việc ra quyết định của tòa án, không ảnh hưởng đến quyền quyết định và tự định đoạt của các bên đương sự mà còn góp phần cho tòa án ra bản án quyết định chính xác, khách quan, hạn chế được vi phạm và sai phạm.
Đức Nhuận