Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự

Đăng ngày: 03/11/2014
​Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, sáng 03/11, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự (Dự thảo luật) và các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này

Các vị ĐBQH tập trung thảo luận về quyền yêu cầu thi hành án; xác minh điều kiện thi hành án; về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; về nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân và của Ủy ban nhân dân các cấp trong thi hành án dân sự.

HVN (500 x 364).jpg
ĐBQH Hồ Văn Năm phát biểu tại phiên thảo luận sáng 03/11


Theo ĐBQH Hồ Văn Năm, đoàn Đồng Nai, nên bỏ quy định về đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án dân sự nhằm thực hiện đúng chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về về cải cách tư pháp, giảm bớt các thủ tục hành chính trong hoạt động tư pháp nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại cho người dân. Mặt khác, nhà nước đã thành lập hệ thống cơ quan thi hành án hình sự và dân sự, để thay mặt nhà nước bắt buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực thi các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nên việc quy định người được thi hành án phải có đơn yêu cầu thi hành án là không cần thiết. Đại biểu Hồ Văn Năm cho rằng, nếu bỏ đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án thì sẽ hạn chế được vấn đề thi hành án kéo dài và tránh được tình trạng án xét xử và có hiệu lực của pháp luật trước lại được đưa ra thi hành sau và án xét xử sau, có hiệu lực sau nhưng lại đưa ra thi hành trước với lý do là không có đơn yêu cầu thi hành án.

Về xác minh điều kiện thi hành án tại Điều 44 của dự thảo luật, đại biểu Hồ Văn Năm đề nghị bỏ quy định "người phải thi hành án phải kê khai, cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án dưới cơ quan thi hành án dân sự…" vì cho rằng đây là lý do dẫn đến việc xác minh điều kiện thi hành án kéo dài, do người phải thi hành án chưa cung cấp, kê khai thông tin về tài sản cho cơ quan thi hành án.

Dự thảo luật có quy định người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng quy định này còn chung chung dẫn đến việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án bị trùng lắp, mất thời gian và tốn kém chi phí. Đại biểu Hồ Văn Năm cho rằng Dự thảo luật chỉ cần quy định người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án trong trường hợp kết quả xác minh điều kiện thi hành án không chính xác và thiếu khách quan của chấp hành viên.

Đức Nhuận