Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội: Tập trung gỡ khó cho doanh nghiệp

Đăng ngày: 30/10/2014
​Sáng 30/10/2014, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội bắt đầu phiên thảo luận đầu tiên về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015. Đây là nội dung được đông đảo đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm. Nội dung thảo luận về kinh tế - xã hội sẽ diễn ra trong thời lượng 1,5 ngày làm việc.

Phát biểu tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu cho rằng, để đánh giá đúng thực trạng và có giải pháp phù hợp, tạo chuyển động mạnh mẽ hơn trong năm 2015, làm tiền đề cho giai đoạn tiếp theo, Chính phủ cần quan tâm bổ sung, xác định rõ trách nhiệm về quản lý điều hành của bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương trong tổ chức thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2014 và trong giai đoạn vừa qua 2011 - 2014.

TVVdn (500 x 342).jpg
 ĐBQH Trương Văn Vở phát biểu tại phiên thảo luận sáng 30/10/2014

Gỡ khó cho doanh nghiệp

Theo ĐBQH Trương Văn Vở, đoàn Đồng Nai, trong năm 2015 cần tập trung tháo gỡ khó khăn sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân. Đây là nhiệm vụ cần làm ngay, nhằm thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm cho người lao động, kịp thời triển khai các giải pháp đồng bộ về thuế, tín dụng để khơi thông tắc nghẽn dòng vốn ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp vượt qua khó khăn ngay từ đầu năm 2015 theo hướng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, cho phát triển công nghiệp hỗ trợ, thực hiện chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp VAT đầu vào đối với hợp tác xã nông nghiệp, kịp thời sửa đổi, điều chỉnh về thủ tục cho vay tín chấp, thế chấp, thời hạn vay, điều chỉnh lãi suất vay, nhất là cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời với giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn.

Tiếp tục tạo đột phá mạnh và đồng bộ về cải cách thể chế, trọng tâm là đầu tư công theo hướng phân bổ nguồn lực quản lý, quản trị sử dụng nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước cho kết cấu hạ tầng giao thông phải dựa trên cơ sở phát huy lợi thế kinh tế vùng trọng điểm trong trung và dài hạn. Tập trung triển khai có hiệu quả kế hoạch, lộ trình thực hiện thoái vốn ngoài ngành, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để sử dụng nguồn lực thực hiện từ chương trình này cho yêu cầu đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp.

Nâng trách nhiệm các ban ngành

Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp lần này có đề cập những tồn tại, hạn chế trong quản lý, điều hành của các ngành, các cấp đặc biệt là kỷ luật, kỷ cương hành chính, nhiều nơi chưa nghiêm, hiệu quả thanh tra, kiểm tra còn hạn chế nhưng đến nay vẫn chưa chuyển biến rõ.

Liên quan vấn đề trên, đại biểu Trương Văn Vở đề nghị Chính phủ cần đánh giá cụ thể và rõ trách nhiệm cá nhân từng ngành, từng cấp từ trung ương đến địa phương để có giải pháp khắc phục. Theo đó, một số ban ngành cần báo cáo rõ trách nhiệm của mình và giải pháp khắc phục nhằm tạo niềm tin, đáp ứng lòng mong mỏi của cử tri tại kỳ họp này. Bộ Nội vụ cần nêu rõ trách nhiệm chậm thể chế hóa văn bản pháp luật thực hiện Luật cán bộ, công chức, viên chức, chậm thực hiện ban hành tiêu chuẩn về chức danh cán bộ, công chức, viên chức, xác định vị trí việc làm, về quy trình, tiêu chí, thẩm quyền trong đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, về quy định việc tinh giảm biên chế, làm ảnh hưởng đến tiến độ cải cách tiền lương; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần làm rõ trách nhiệm về chậm triển khai quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, về đề án đặt hàng tạo sự kết nối giữa ngành nghề đào tạo với doanh nghiệp sử dụng lao động; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định trách nhiệm về chậm hoàn thiện cơ chế khoán, trồng, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Thanh tra Chính phủ cần nêu rõ trách nhiệm về chậm ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, nhất la cơ chế khen thưởng, bảo vệ người tố giác tích cực tham nhũng.

Để thúc đẩy thực hiện có kết quả về công tác quản lý quy hoạch đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện theo Nghị quyết 62 của Quốc hội, đại biểu Trương Văn Vở cho rằng Quốc hội cần bổ sung nội dung Nghị quyết về Kinh tế - Xã hội 2015 tại kỳ họp này trong đó xác định rõ trách nhiệm, tiến độ, thời gian, giải pháp thực hiện của bộ, ngành, địa phương liên quan về trồng rừng thay thế cho công trình thủy điện hiện nay chỉ đạt trên 10%. Đặc biệt, cần khẩn trương ban hành đầy đủ quy trình vận hành hồ chứa thủy điện an toàn đập, thủy điện, quy trình vận hành liên hồ chứa còn lại thuộc lưu vực sông Đồng Nai vì lưu vực sông Đồng Nai là dòng sông dài nhất, hồ chứa nhiều nhất nhưng tới giờ cũng chư ban hành quy trình, gây khó khăn trong điều tiết nước trong mùa lũ, cũng như mùa kiệt.

Đức Nhuận