Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 71-T1&2-2011

Số án tồn quá hạn luật định và tỷ lệ án bị hủy cao hơn năm 2009

Đăng ngày: 15/05/2013
​Trong năm qua, hoạt động của ngành Tòa án có nhiều tiến bộ, số lượng cũng như chất lượng xét xử các loại án đạt kết quả cao góp phần tích cực vào công cuộc ngăn ngừa, phòng chống tội phạm trên địa bàn toàn tỉnh. Số án toàn ngành thụ lý tăng 225 vụ, việc so với năm 2009, kết quả xét xử các loại án đạt tỷ lệ 91,14%). 

​      ​Tổng số các loại án thụ lý trong toàn ngành 11.361 vụ, đã giải quyết 10.354 vụ, so với năm 2009 thụ lý tăng 225 vụ, giải quyết giảm 31 vụ (năm 2009 thụ lý 11.136 vụ, giải quyết 10.385  vụ). Riêng Tòa án tỉnh thụ lý 1.280 vụ, đã giải quyết 1.143 vụ, đạt tỷ lệ 89,30%. So với năm 2009 thụ lý giảm 144 vụ, giải quyết giảm 147 vụ (năm 2009 thụ lý 1.424  vụ, giải quyết 1.290  vụ, đạt tỷ lệ 90,6%). Trong tổng số 1143 vụ Tòa án tỉnh đã giải quyết có 395 vụ xét xử sơ thẩm, 718 vụ xét xử phúc thẩm và  30 vụ giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm.  

      Nhìn chung trong công tác giải quyết các loại án, Tòa án 2 cấp tỉnh và huyện đã áp dụng đúng quy định của pháp luật và đảm bảo chất lượng xét xử; không có án xử oan người không phạm tội, không bỏ lọt tội phạm. 

      Việc áp dụng chế định án treo đa số đã được đảm bảo theo quy định, tỷ lệ xét xử cho hưởng án treo của TAND cấp huyện thấp hơn năm 2010, như: trong năm 2010 toàn tỉnh có 641 bị cáo, 338 vụ TAND cấp huyện xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo, chiếm tỷ lệ 21,18%, trong đó: TAND huyện Xuân Lộc xét xử cho hưởng án treo 53/220 bị cáo, Tân Phú 22/101 bị cáo, Cẩm Mỹ 24/124 bị cáo... 

      Qua xem xét 09 số hồ sơ, bản án do TAND tỉnh xét xử cho hưởng án treo cho thấy, trong quá trình xét xử, việc áp dụng chế định án treo đa số đã được đảm bảo theo quy định tại điều 60 Bộ luật hình sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02.10.2007 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, hướng dẫn một số quy định về điều kiện cho hưởng án treo, như: Các vụ án cho hưởng án treo thường là đối với tội ít nghiêm trọng, phạm tội do lỗi vô ý. Các bị cáo bị xử phạt mức hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo chủ yếu được áp dụng đối với những trường hợp đặc biệt như: bị xử phạt tù không quá ba năm; có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật; chưa có tiền án, tiền sự; khi phạm tội là người chưa thành niên, phụ nữ nuôi con nhỏ, có nơi thường trú cụ thể, nơi làm việc ổn định, là lao động chính trong gia đình; bị cáo tham gia phạm tội với vai trò giúp sức, thứ yếu, nhất thời phạm tội, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi không cao; có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS…

      Ngoài nhiệm vụ xét xử, Tòa án tỉnh và huyện cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền  giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xử tại trụ sở  và xét xử lưu động tại địa bàn xảy ra vụ án, góp phần ngăn ngừa  phòng chống tội phạm (xét xử lưu động 162 vụ). 

so an ton 2009.jpg 
 Ông Huỳnh Văn Lưu – Chánh án TAND tỉnh
báo cáo với Đoàn giám sát
​ 

      Trong năm qua, Tòa án đã chủ động phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các cơ quan tiến hành tố tụng và đoàn Hội thẩm nhân dân; phối hợp tốt với Công an, Viện Kiểm sát trong công tác thi hành án phạt tù, kết quả đã hạn chế thấp nhất bị án tù tại ngoại; thực hiện tốt công tác ra quyết định thi hành án đúng quy định. Thực hiện việc ủy thác và theo dõi ra quyết định thi hành án đối với người bị kết án được các Tòa án khác ủy thác đến chặt chẽ đúng quy định.

      Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân luôn được quan tâm, có nhiều tiến bộ. Các đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến Tòa án nhân dân tỉnh đều được Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo giải quyết đúng thời gian và quy định của pháp luật, không có đơn tồn quá hạn … 

      Công tác giám đốc kiểm tra đạt được nhiều kết quả, việc kiểm tra Tòa án cấp huyện theo chuyên đề đã đi sâu vào nội dung công việc, qua đó phát hiện những thiếu sót cần khắc phục, chấn chỉnh. 

      Công tác tổ chức - cán bộ được củng cố,  kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ, Thẩm phán. Tăng cường bổ sung đội ngũ Thẩm phán cấp huyện theo biên chế được phân bổ. Đẩy mạnh công tác luân chuyển, điều động cán bộ. Tạo điều kiện cho cán bộ đi học chuyên môn cũng như chính trị (33 thẩm phán học cử nhân chính trị, 04 thẩm phán học cao cấp chính trị, 03 thẩm phán học cao học luật, 16 thư ký học nghiệp vụ xét xử…

      Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được trên, tỷ lệ giải quyết các loại án đạt thấp hơn năm 2009, một số loaị án xét xử không đạt chỉ tiêu so với kế hoạch như: dân sự 82%, án kinh doanh 90%, lao động 92%, án hình sự cấp tỉnh chỉ đạt 88%, hành chính 76% …; Án hình sự thụ lý giảm hơn năm 2009 là 382 vụ, nhưng số án tồn là 97 vụ; tỷ lệ giải quyết một số loại án của Tòa án một số huyện đạt thấp như: án hành chính, Tòa án Nhơn Trạch xét xử 9/17 vụ đạt 52%, Vĩnh Cửu xét xử đạt 66%; án Lao động, Tòa Nhơn Trạch xét xử 4/12 vụ đạt 33%; án kinh doanh, Tòa Nhơn Trạch xét xử 10/24 vụ chỉ đạt 41%...

      Số án để quá hạn luật định chưa xét xử trong toàn ngành còn cao (149 vụ), so với năm 2009 số án tồn quá hạn luật định tăng 100 vụ; một số huyện có án tồn quá hạn cao như: Long Thành 41 vụ, Nhơn Trạch 60 vụ, Vĩnh Cửu 20 vụ, Tân Phú 12 vụ. Tỷ lệ án bị hủy cao hơn năm 2009, cụ thể như: Số án bị hủy do nguyên nhân chủ quan của thẩm phán toàn ngành là 125 vụ (so với năm 2009 tăng 30 vụ). Đặc biệt là số án bị hủy theo trình tự giám đốc thẩm của hai cấp huyện và tỉnh đều tăng.

      Việc áp dụng chế định án treo, nhìn chung đảm bảo theo đúng quy định, thể hiện tính nhân đạo của nhà nước ta. Tuy nhiên, theo Ban Pháp chế tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, tính chất, mức độ phạm tội ngày càng côn đồ, hung hãn, tình trạng người chưa thành niên phạm tội có xu hướng tăng (Số bị cáo tuổi từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi trong các vụ án hình sự sơ thẩm là 129 bị cáo, tuổi từ đủ 18 đến 30 tuổi là 933 bị cáo). Đặc biệt ở một số huyện có án cố ý gây thương tích chiếm tỷ lệ khá cao và tăng so với năm 2009, như trong năm 2010 toàn tỉnh đã xảy ra 322 vụ, 644 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích nhưng Tòa án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm lọai tội này chuyển treo 9 vụ, 10 bị cáo (TAND cấp huyện xét xử sơ thẩm phạt tù giam) là chưa đáp ứng với yêu cầu của công tác phòng, chống tội phạm, chưa đánh giá hết tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội… Vì vậy, đề nghị TAND tỉnh cần có chỉ đạo xét xử nghiêm đối với loại tội này, đặc biệt là loại tội phạm cố ý gây thương tích do các đối tượng côn đồ, các băng nhóm có tổ chức gây ra để răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong xã hội.

      Ngoài ra, còn có một số bản án xử bị cáo mức hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, ấn định thời gian thử thách nhất định đối với bị cáo, nhưng việc ấn định thời gian thử thách không tuân thủ đúng theo quy định tại Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP và công văn số 99/TANDTC-KHXX ngày 01/7/2009 của Tòa án nhân dân tối cao; đồng thời, cách tuyên của một số bản án về hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo còn dài dòng và chưa thống nhất…

                                                                                       Sĩ Tiến